Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến cá hồi hoang dã hơn cá nuôi
Một nhóm các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu biển Ireland đã phát hiện ra rằng trữ lượng cá hồi hoang dã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường hơn cá nuôi.
Nghiên cứu cho thấy rằng "không có bằng chứng của bất kỳ tác động tiêu cực nào đến nuôi trồng thủy sản" ảnh hưởng đến trữ lượng cá hồi hoang dã ở Ireland, và các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng, tại các lưu vực gần cửa sông nơi cá hồi được nuôi theo lồng đang thực hiện "tốt nhất" các biện pháp giới hạn và bảo tồn loài cá hồi hoang dã. Kết quả cũng cho thấy có sự "cải tiến ổn định và bền vững về tình trạng tổng thể nuôi thủy sản mà điển hình là trữ lượng cá hồi ở Ireland."
Kết quả này sẽ được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc viện Khoa học Nông nghiệp.
David Jackson giám đốc Viện khoa học biển Ireland và nhóm nghiên cứu đã phân tích các báo cáo bằng văn bản của Ủy ban khoa học chính phủ về tình trạng trữ lượng cá hồi Ailen và đã nộp cho Bộ truyền thông, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên quốc gia, báo cáo của tờ Irish Times.
Theo số liệu ghi nhận, giới hạn khu bảo tồn được thực hiện trên nhiều con sông nơi cá hồi Ailen sinh sống và bờ biển phía tây đang hồi phục rất tốt.
"Không có mối quan hệ giữa sự hiện diện của các trang trại cá hồi và những khó khăn với các dòng sông đáp ứng giới hạn của bảo tồn," một số báo cáo cho biết, biển không phải là một yếu tố sống còn làm suy giảm số lượng cá hồi hoang dã."
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu xác định rằng tại các trại cá hồi thất thoát đang ở "mức thấp" và "đóng góp một ít trữ lượng sinh sản" của cá tự nhiên.
Trong thực tế, nghiên cứu kết luận rằng chất lượng môi trường sống trong nước ngọt có thể là một "động lực chính" tác động đến số lượng cá hồi hoang dã đã từng sinh sống trước đây, nơi những dòng sông bờ biển phía đông bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng lưu ý rằng các biện pháp bảo tồn gây nhiều tranh cãi - như cấm đánh bắt cá hồi ở ngoài khơi, đóng cửa các con sông - trong năm 2007 đang giúp phục hồi số lượng cá hồi trong một thời gian ngắn.
Viện Hải dương học quốc gia đã thực hiện một nghiên cứu trong 9 năm nhằm tìm hiểu tác động của nước biển trên cá hồi hoang dã và kết luận rằng không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tử vong trên tổng thể đàn cá. Các phân tích liên quan bao gồm 352.142 cá hồi tại 8 địa điểm dọc theo phía nam và phía tây bờ biển vào 9/2001, các kết quả nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện trong 12 năm ở Na Uy.
"Theo chính sách phát triển cá và nuôi động vật có vỏ tập trung ở châu Âu (CFP) nói chung thì không một ngành công nghiệp hay một chính phủ nào bị phân tâm đến nhiệm vụ quan trọng này", Richie Flynn giám đốc điều hành Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản (IFA) ở Ireland cho biết thêm. "Chúng tôi cần lấp đầy khoảng cách tám triệu tấn thủy sản giữa sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại Châu Âu – đây là một khoảng cách rất lớn nên đòi hỏi kinh nghiệm, kiểm soát về chất lượng, quản lý môi trường và khả năng bước vào ngành công nghiệp EU để đứng số 1 thế giới về nuôi cá và động vật có vỏ."
Simon Coveney bộ trưởng Bộ Hàng hải hiện đang xem xét một đề nghị hữu trang về trại nuôi cá hồi cung ứng 15.000 tấn cho Galway Bay, và đối tác thuộc Môi trường Ireland (FIE) đã nộp đơn yêu cầu "khắc phục" bởi bộ phận của mình và tuyên bố rằng "cố ý lừa Ủy ban châu Âu trong điều tra về rận biển và cá hồi hoang dã".
Giám sát viên yêu cầu mở cửa lại để thanh tra về trường hợp cho việc không làm hết chức vụ.