TIN THỦY SẢN

Mỹ: Hàng loạt bào ngư đỏ chết được giải quyết bởi "gen pháp y"

Bào ngư đỏ. (Ảnh: esapubs.org) Kiến Duy

Vào tháng 8 năm 2011, hàng ngàn bào ngư đỏ chết trôi dạt vào các bãi biển Sonoma County ở miền Bắc California. Thời điểm đó, không rõ nguyên nhân, nhưng các nhà khoa học bao gồm Davis - nhà sinh học Đại học California, cho biết rằng có một loại tảo nở hoa gây hại: tác nhân chính là các yessotoxin.

Trong khi khám phá ra nguyên nhân chính, các phương pháp xác định chúng có thể ảnh hưởng lớn đến vô số trường hợp tử vong của các động vật hoang dã trong tương lai.

Nghiên cứu được mô tả và công bố vào tuần trước trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu gọi đây là phương pháp tiếp cận "gen pháp y." Đây là phương pháp mới, nó bao gồm kết hợp khảo sát thực địa, kiểm tra độc tố và quét gen.

Ở trường hợp của bào ngư đỏ, kết quả phát hiện này rất may mắn.

"Chỉ vài tháng trước khi chết hàng loạt, chúng tôi đã giải mã trình tự toàn bộ hệ gen của một số bào ngư đỏ trong cùng khu vực," Laura Rogers-Bennett đồng tác giả, nhà khoa học môi trường cao cấp của Sở thủy sản và động vật hoang dã California làm việc tại phòng thí nghiệm biển Bodega, Úc. Davis cho biết "Những gì chúng tôi có, về bản chất là cơ sở, vì vậy chúng tôi đã trở lại cùng với một tiêu bản sau khi chết và đã tiến hành quét toàn bộ gen của những đối tượng còn sống”.

Với cả hai bộ dữ liệu trong tay, nhà khoa học tiến hành so sánh hai nhóm, họ sử dụng một chương trình máy tính và tìm thấy một tập hợp các manh mối theo một hướng rất cụ thể.

"Các bộ phận của bộ gen là khác biệt đáng kể so với những gì bạn mong muốn một cách tình cờ," Rogers-Bennett, một giảng viên của Trung tâm Karen C. Drayer trực thuộc y tế động vật hoang dã tại Úc, Davis cho biết.

Khi họ điều tra những giá trị ngoại lai, họ thấy rằng chức năng của chúng là để hỗ trợ trong cai nghiện. Kết quả hỗ trợ giả thuyết rằng có một tảo nở hoa gây hại, chúng sản xuất yessotoxin, nguyên nhân chính gây tử vong hàng loạt chứ không phải tiếp xúc với các chất độc tiềm năng khác.

"Kỹ thuật của chúng tôi có tính ứng dụng rộng rãi và có thể hữu ích trong việc tìm kiếm nguyên nhân gây chết hàng loạt động vật hoang dã khác," Rogers-Bennett nói. "Chúng tôi không bao giờ có thể làm điều này nếu không thực hiện toàn bộ quá trình quét của toàn bộ hệ gen trước."

Những phát hiện này chứng minh giá trị thu thập thông tin của di truyền học cơ sở về quần thể hoang dã trước khi có tử vong hàng loạt, ngay cả khi các mẫu cơ bản vẫn còn trong tủ đông cho đến khi xảy ra bệnh.

Tác giả chính của nghiên cứu là Pierre de Witt, Đại học Stanford, tại thời điểm nghiên cứu và hiện tại ở Đại học Gothenburg, Thụy Điển.

Tài trợ chính cho nghiên cứu được cung cấp bởi Sở nghề cá và Động vật hoang dã California, kinh phí được bổ sung bởi Sở Đại dương và Khí quyển quốc gia và Hệ thống quan trắc Đại dương miền Trung và miền Bắc California.

Kiến Duy