TIN THỦY SẢN

Ngò tây (Heracleum persicum) cải thiện miễn dịch và kiểm soát mầm bệnh

Cây ngò tây (Heracleum persicum) và chiết xuất . Ảnh: Internet TRỊ THỦY Lược dịch

Các nghiên cứu sơ bộ này cho thấy tác động có lợi của lá Ngò tây trong việc cải thiện tình trạng miễn dịch và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm của cá trong nuôi trồng thủy sản.

Kháng sinh được nông dân sử dụng rộng rãi để kiểm soát và phòng ngừa mầm bệnh có một số nhược điểm như nguy cơ môi trường, phát triển các tác nhân kháng kháng sinh và tích lũy sinh học trong sản phẩm (Rao và cộng sự, 2006). Ngày nay, một số chiến lược thay thế như thuốc giúp kích thích miễn dịch, probiotic, vaccine và kiểm soát tổng hợp đã được đưa vào nuôi trồng thủy sản để cải thiện khả năng kháng bệnh của cá đối với mầm bệnh và cải thiện hiệu suất tăng trưởng (Sihag và Sharma 2012, Revertera và cộng sự, 2014).

Cây Ngò tây (Heracleum persicum) có nguồn gốc ở Bắc Phi và Tây Nam Á. Nó được trồng ở Kerman, Hormozgan, và Iran (Rechinger 1968). Lá Ngò tây rất phổ biến làm thuốc nhuộm tự nhiên cho móng tay và tóc (Joshi 2000). Nó có chứa một sắc tố tên là Lawson (2-hydroxy-1, 4-naphtoquinone), mannitol, chất nhầy, flavonoid như apigenin, luteolin, quercetin, một số phenolic glycosides, coumarin, xanthone, quinoids, glycosides, beta-cytostrol, terpenoids, lipid, tannin, catechin và tinh chất khác. Các hợp chất khác có nguồn gốc từ lá Ngò tây là 5 – 7 dẫn xuất glycosides, axit gallic, acastin glycosid, laxanthon và một lượng alkaloids nhỏ (El Babili và cộng sự, 2013) có hoạt tính sinh học cao.

Tính chất điều hòa miễn dịch in vitro của lá Ngò tây cũng đã được báo cáo (Dikshit và cộng sự 2000, Mikhaeil và cộng sự, 2004). Gần đây hơn, chiết xuất methanol của chúng  đã cho thấy có tác dụng làm giảm khả năng miễn dịch trong các lóc (Channa striatus) (Uthayakumar và cộng sự, 2014). Mục đích của nghiên cứu này là xác định hoạt tính miễn dịch của chất chiết xuất trong lá Ngò tây ở cá chép (Cyprinus carpio).

Thí nghiệm

Cá chép được chia làm 4 nghiệm thức như sau: Nhóm đối chứng (không tiêm) và ba nghiệm thức còn lại tiêm tĩnh mạch (i.p.) với chất methanol trong lá Ngò tây ở nồng độ lần lượt là 6, 60 và 600 mg/kg trọng lượng cơ thể (BW). Thí nghiệm được tiến hành trong 10 ngày. Cuối đó tiến hành đánh giá hiệu quả kích thích miễn dịch ở cá. Sau đó tiến hành gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila và đánh giá hiệu quả kháng bệnh của cá.

Kết quả

Nhóm cá được xử lý với chiết xuất 60 và 600 mg kg/1 BW, làm tăng đáng kể (một số thông số miễn dịch đặc hiệu không đặc hiệu như lyssozyme huyết thanh và hoạt động diệt khuẩn, hoạt hoá đại thực bào và hô hấp, tổng số bạch cầu (TLC), lymphocyte, số neutrophil trong monocyte (p <0,05).

Sau khi gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila, nhận thấy khả năng kháng bệnh của cá cũng đã được cải thiện đáng kể ở nhóm điều trị bằng chiết xuất methanol từ Ngò tây.

Kết luận

Các nghiên cứu sơ bộ này cho tác động có lợi của lá Ngò tây trong việc cải thiện tình trạng miễn dịch và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm của cá trong nuôi trồng thủy sản. Bổ sung vào danh mục các loại thảo mộc có ích cho ngành thủy sản phát triển bền vững trong tương lai gần.

Báo cáo của Siyavash Soltanian và Mohammad Saeid Fereidouni trên Springer

TRỊ THỦY Lược dịch