TIN THỦY SẢN

Ngoài dầu cá, thực phẩm nào có chứa axit béo Omega-3?

Ảnh: Shutterstock Ngọc Lam

Axit béo Omega-3 là chất béo lành mạnh và rất cần thiết cho sức khỏe. Nhiều người lầm tưởng chỉ ăn cá béo, như cá hồi và cá ngừ mới bổ sung được Omega-3, nhưng thật ra trong thiên nhiên cũng có vài loại thực phẩm chứa loại khoáng chất này.

Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào lý do tại sao mọi người đều lựa chọn uống dầu cá là cách bổ sung Omega-3. Axit béo Omega-3 là chất béo lành mạnh cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Chúng đặc biệt có lợi cho tim, làm giảm cholesterol LDL, và cũng giúp ích cho chức năng não và tăng trưởng tế bào. Chúng ta phải bổ sung chất béo Omega-3 từ các nguồn bên ngoài, bởi vì cơ thể không thể tự tạo ra chúng như tự tạo ra các chất béo khác.

Một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí nghiên cứu Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy trong số 18 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên xem xét sử dụng dầu cá, chỉ có 2 thử nghiệm chứng minh lợi ích sức khỏe tích cực, cụ thể liên quan đến tim mạch, nhận thức thần kinh, mắt và các rối loạn viêm. Trong khi 16 thử nghiệm còn lại không chứng minh bất kỳ lợi ích hoặc bằng chứng nào về hiệu quả của việc bổ sung dầu cá.

Hơn nữa, nghiên cứu này cũng cho thấy phần lớn người đã uống bổ sung dầu cá đều tin rằng chúng có lợi cho sức khỏe của họ. Dầu cá có vẻ có lợi ích, nhưng Hiệp hội Tim mạch Mỹ gần đây đã tìm thấy rằng những bệnh nhân uống một liều 4 gram hằng ngày axit béo Omega-3 từ dầu cá ở tình trạng tốt hơn sau khi trải qua cơn đau tim so với những người dùng giả dược. Phát hiện của họ cho thấy rằng axit béo Omega-3 là một điều trị an toàn và hiệu quả trong việc cải thiện tim và có thể có nhiều hứa hẹn trong việc giảm tỷ lệ suy tim hoặc tử vong.

Tất nhiên, chúng ta đều muốn được khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong, nhưng 4 gram chất béo Omega-3 từ việc uống dầu cá khó đến dạ dày. Để cơ thể có được 4 gram axit béo Omega-3 từ dầu cá, bạn sẽ cần phải tiêu thụ ít nhất 8 viên thuốc (400-1.200 mg dầu cá) mỗi ngày.

Chưa kể, hấp thu dầu cá có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn và không thoải mái, kể cả ợ hơi, hơi thở hôi, ợ nóng, buồn nôn, phân lỏng...

Tiến sĩ Marion - giáo sư về dinh dưỡng thực phẩm tại Đại học New York (Mỹ), nói: “Hầu hết các bằng chứng cho những lợi ích của Omega-3 đến từ các nghiên cứu về tiêu thụ cá, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, thực đơn có cá béo, chứ không phải là do bổ sung dầu cá”.

Các chuyên gia tin rằng bổ sung dầu cá từ thiên nhiên để đạt được lợi ích tối ưu nhất. Ngoài axit béo Omega-3 có trong cá, còn có ở một số thực phẩm khác chứa axit béo Omeg-3 dưới dạng EPA và DHA như quả óc chó, dầu ô liu, hạt lanh, và dầu tảo.

Ngọc Lam Báo Thanh Niên, 05/02/2017