Nhật Bản: Công nghệ tự phân tích trọng lượng cá ngừ
Trong nghề nuôi cá ngừ vây xanh, chúng ta rất khó để biết được trọng lượng, độ dài hay số lượng của cá nếu không trực tiếp bắt chúng. Vậy phải làm thế nào để biết được khối lượng của nó mà không cần chạm đến?
Một công ty Nhật Bản đã cho ra mắt “Hệ thống phân tích trọng lượng cá ngừ tự động” từ ngày 01/10/2022.
Hệ thống này cho phép chúng ta đo được chiều dài thân cá, khối lượng và trong ao nuôi có bao nhiêu con cá. Thay vì trước đây, hình ảnh cá bơi trong ao được chụp lại và nhân viên sẽ nhập thủ công các dữ liệu về cá để có thể tính toán ra kích thước của chúng.
Hiện nay, chúng ta có công nghệ phân tích trọng lượng cá tự động do YMS sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh. Ví dụ khi chọn 50 con cá ngừ theo cách truyền thống sẽ mất 1 – 2 giờ để nhập dữ liệu thủ công, hiện nay có thể được tự động hóa và kết quả phân tích được hiển thị ngay tại chỗ.
Nhờ công nghệ này mà người nuôi cá ngừ tiết kiệm được thời gian, chi phí lao động và thông tin chính xác về sự tăng trưởng của cá ngừ.
Tổng quan về máy đo trọng lượng cá tự động
Tên gọi: Máy phân tích trọng lượng cá tự động “AM100” (Tên tiếng Nhật: 魚体重自動解析システム “AM100”).
Cấu hình chính: “AM100” (Camera âm thanh nổi + máy phân tích hiện đại + máy phân tích trọng lượng cá.
Giá mua mới: 1,1105.5 vạn Yên Nhật (Khoảng 1.8 tỷ vnđ, đã bao gồm thuế)
Phiên bản cập nhật cho người đang sử dụng: 550 vạn Yên Nhật (khoảng 907 triệu vnđ)
Đặc điểm chính của máy
Do hệ thống máy không yêu cầu phải sử dụng mạng nên quá trình phân tích diễn ra rất nhanh, chỉ ngay sau khi hệ thống máy được khởi động. Sau đó thông tin về cá ngừ sẽ cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác trên báo cáo của máy AM100.
Sau khi máy phân tích tự động, bạn có thể nhập thông tin của cá bằng cách thủ công để xác minh lại một lần nữa. Sau đó tiếp tục sử dụng các chức năng của máy, ví dụ như có thể chọn đơn vị đo theo ý muốn để chuyển đổi trọng lượng cá một cách đơn giản.
Hệ thống này đã đem đến một cánh cửa mới cho những người nuôi cá ngừ tại Nhật Bản và trên thế giới, sắp tới công nghệ hiện đãi sẽ dần gắn liền với nuôi trồng thủy hải sản giúp nông dân phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn.