TIN THỦY SẢN

Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Thái Lan

Kim Thu

XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản (thị trường tiêu thụ lớn thứ ba của tôm Việt Nam) giảm trong 2 tháng đầu năm, tăng trong tháng 3 và tiếp tục giảm trong tháng 4. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm nay, doanh số XK tôm sang thị trường này giảm 0,1% đạt 146,7 triệu USD.

XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản 4 tháng đầu năm nay chưa có sự phục hồi đáng kể là do đồng yên suy yếu, kinh tế chưa phục hồi và giá tôm cao.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 4 tháng đầu năm 2016, NK tôm vào Nhật Bản đạt 62.300 tấn, trị giá 645,7 triệu USD, tăng 11,4% về khối lượng và 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Nếu 2 tháng đầu năm nay, giá trị NK tôm vào Nhật Bản vẫn giảm thì tính tới tháng 4 năm nay, cả giá trị và khối lượng NK tôm đều tăng. Tính tới tháng 4/2016, giá NK trung bình giảm và nhu cầu tiêu thụ trong nước phục hồi.

Theo số liệu của ITC, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, Thái Lan đứng thứ 2, Indonesia và Ấn Độ lần lượt giữ vị trí thứ 3 và 4. Trong số 10 nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản, NK tôm từ Indonesia, Trung Quốc giảm cả về khối lượng và giá trị. NK từ Thái Lan, Ấn Độ tăng cả về khối lượng và giá trị. Đáng chú ý, khối lượng và giá trị NK từ Ấn Độ vào Nhật Bản tăng mạnh lần lượt 70% và 55,4%. Do kinh tế khó khăn, các nhà NK Nhật Bản có xu hướng tìm tới nguồn cung tôm giá rẻ từ Ấn Độ.

Giá trung bình NK tôm vào Nhật Bản 4 tháng đầu năm nay đạt 10,23 USD/kg, giảm từ 11,25 USD/kg của 4 tháng đầu năm 2015. Trong top 4 nguồn cung tôm chính cho Nhật Bản, giá trung bình NK tôm từ Indonesia đạt cao nhất; tiếp đó là Việt Nam. Tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá với Thái Lan và Ấn Độ.

Thái Lan hiện đang tăng XK sang Nhật Bản. XK tôm của Thái Lan sang Nhật Bản hiện chiếm khoảng 30% tổng XK tôm của nước này so với 20% của cùng kỳ năm 2015.

Thị phần của Thái Lan trên thị trường EU đang ngày càng thu hẹp vì Thái Lan mất ưu đãi GSP từ EU. Bên cạnh đó, Thái Lan còn phải đối mặt với những cáo buộc về sử dụng lao động bất hợp pháp, lao động nô lệ trong các xưởng bóc vỏ tôm. Trong khi, EU là thị trường đặc biệt coi trọng trách nhiệm với môi trường, xã hội của các nhà cung cấp.

Nếu EU tiếp tục đặt ra những quy định ngoài khả năng thực hiện của Thái Lan, nước này sẽ ngày càng tăng cường XK sang Nhật Bản. Việt Nam sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với tôm Thái Lan trên thị trường này.

Nhu cầu thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng, đặc biệt nhu cầu đối với tôm nguyên con hấp chín và tôm nguyên con ăn liền. Do đây là thị trường nhạy cảm về giá và có những yêu cầu khắt khe về chất lượng, các nhà cung cấp Việt Nam nên chú trọng các yếu tố này để đẩy mạnh XK sang đây.

Giá tôm NK TB vào Nhật Bản (Đv: USD/kg, Nguồn: ITC)

Nguồn cung

T1/2016

T2/2016

T3/2016

T4/2016

TG

9,92

10

10

11

Việt Nam

10

11

11

11

Thái Lan

10

10

11

11

Indonesia

11

11

11

11

Ấn Độ

9,29

8,97

9,91

10

 

Nhập khẩu tôm của Nhật Bản, T1-T4/2016 (Nguồn: ITC)

Nguồn cung

KL (tấn)

GT (nghìn USD)

T1-T4/2015

T1-T4/2016

Tăng, giảm (%)

T1-T4/2015

T1-T4/2016

Tăng, giảm (%)

TG

55.939

62.300

11,4

627.375

645.709

2,9

Việt Nam

12.630

13.460

6,6

156.360

144.287

-7,7

Thái Lan

10.161

10.739

5,7

111.543

112.329

0,7

Indonesia

10.263

10.134

-1,3

119.229

109.107

-8,5

Ấn Độ

4.767

8.107

70,0

49.728

77.290

55,4

Nga

2.473

2.389

-3,4

21.604

24.587

13,8

Argentina

3.240

3.922

21,1

32.879

33.362

1,5

Trung Quốc

4.540

4.392

-3,3

41.423

37.367

-9,8

Canada

1.515

1.949

28,7

17.310

23.714

37,0

Taipei, Chinese

640

735

15,0

10.985

15.261

38,9

Myanmar

1.358

1.133

-16,5

14.374

10.829

-24,7

 

Kim Thu Vasep, 14/06/2016