TIN THỦY SẢN

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Vi sinh như một người bạn đồng hành cùng tôm trong quá trình sinh trưởng Nhất Linh

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm mà còn gây hại sức khỏe con người về lâu dài. Do đó, sử dụng vi sinh dần trở thành vấn đề được nhiều người nuôi tôm quan tâm trong những năm gần đây.

Vi sinh là gì?

Vi sinh (hay vi sinh vật) là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật và có vai trò có lợi hoặc có hại đối với sinh vật khác hay môi trường.

Các vi sinh vật có lợi thường được phân loại thành hai nhóm chính là hiếu khí và yếm khí. Một số chủng vi sinh hiếu khí phổ biến trong ao nuôi tôm là Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter, và Pseudomonas. Các vi sinh vật này đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ, khử khí độc, tạo màu nước, cung cấp thức ăn tự nhiên và ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Sử dụng vi sinh được xem là giải pháp an toàn, bền vững và mang nhiều lợi ích

Các chủng vi sinh yếm khí thường gặp trong ao nuôi tôm bao gồm Lactobacillus, Clostridium, và Streptococcus. Chúng có tác dụng phân hủy chất hữu cơ, giảm độ nhớt, hạ thấp độ pH, tăng nồng độ oxy hòa tan và tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Lợi ích khi sử dụng vi sinh

Phân hủy các chất hữu cơ

Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm, enzyme do vi sinh vật tiết ra giúp phân cắt các chất hữu cơ thành những đơn vị nhỏ hơn, thuận lợi cho quá trình phân hủy, giúp làm sạch nước, tạo môi trường sống lý tưởng cho tôm phát triển. 

Xử lý và giảm chất độc NH3, NO2, H2S

Trong điều kiện kỵ khí đáy ao thường sinh ra H2S hoặc trong quá trình phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ trong ao sinh ra NH3 và NO2, các chất này được gọi chung là “khí độc”. Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm sẽ hỗ trợ quá trình phân hủy, giảm các chất tích tụ dưới đáy ao, hạn chế sinh ra khí độc, thúc đẩy quá trình chuyển hóa hoàn toàn, tạo ra dạng không gây độc cho tôm.

Ức chế chế các vi sinh vật có hại gây bệnh

Việc kiểm soát hệ vi sinh vật có lợi trong ao với cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường sống, sẽ dần ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn.

Ổn định hệ đường ruột

Vi sinh vật giúp ổn định hệ đường ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn và hạn chế được các bệnh đường ruột trên tôm như: Phân trắng, phân lỏng, đường ruột gấp khúc…

Vi sinh hỗ trợ ổn định đường ruột tôm, giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Ảnh: vibo.com.vn

Kích thích tảo có lợi phát triển

Một số nghiên cứu và ứng dụng đã chứng minh rằng “Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm” sẽ giúp kích thích sự phát triển của một số loại tảo có lợi như tảo khuê, tảo lục,...Khi tảo khuê phát triển sẽ tạo ra màu nước ổn định (màu trà nhạt) thích hợp cho sự phát triển của tôm.

Các loại vi sinh thường dùng trong ao nuôi

Hiện nay, có 2 loại chế phẩm vi sinh vật hữu ích được ứng dụng trong đời sống: loại dùng để trộn vào thức ăn cho thủy sản và loại dùng để xử lý môi trường ao nuôi. 

Chế phẩm sinh học EM Aqua 

Thành phần với các vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus amyloliquefaciens, Saccharomyces cerevisiae chuyên dùng xử lý chất thải mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, kiểm soát tảo và cải thiện môi trường nước ao nuôi một cách hiệu quả.

Chế phẩm vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH (BIO-TC5)

Ao bị nhiễm phèn làm cho ao nuôi khó gây màu nước, tảo không phát triển được trong điều kiện ao có phèn sắt cao, nước ao hơi trong làm phát sinh tảo đáy, khí độc H2S,…

Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (BIO-TC3)

Các loại chất thải như: thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm sau khi lột, xác tảo tàn,… tích tụ dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý đó là những nguyên nhân chính gây ra khí độc trong ao nuôi tôm.

Men vi sinh BIO-TC7DB 

Xử lý đáy ao cung cấp vi sinh vật có lợi cho môi trường nuôi, phân hủy thức ăn dư thừa, chất thải tôm. Giúp giảm khí độc NH3, H2S làm sạch đáy và nước ao nuôi, cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.

Để vi sinh vật mang lại hiệu quả cho quá trình nuôi tôm, bà con cần kiểm soát, lựa chọn và bổ sung đúng chủng, đúng loại cho từng vấn đề của ao tôm như: Phân giải chất hữu cơ và kiểm soát lợn cợn, kiểm soát và xử lý ao bị phèn hoặc kiểm soát và xử lý khí độc. Mỗi vấn đề sẽ cần những chủng chuyên biệt mới mang lại hiệu quả cao. 

Nhất Linh