Phát hiện cá cướp biển "trang bị" vũ khí hoá học
Chú cá nước ngọt kỳ lạ, có tên cá cướp biển có thể sử dụng chất hóa học mà nó tạo ra để “che” mùi cơ thể và lẩn tránh ánh mắt của kẻ thù.
Nếu việc sử dụng chất hóa học này được khẳng định thì đây sẽ là loài động vật đầu tiên sử dụng chất hóa học để chống lại kẻ thù, từ côn trùng đến các loài lưỡng cư được biết đến.
Loài cá cướp biển này thường sống ở những dòng suối và hồ Bắc Mỹ. Loài này có xu hướng ăn thịt các con cá khác trong bể bơi. Cá có một vài đặc điểm nổi trội như nó là thành viên duy nhất của họ nhà cá Aphredoderidae, hậu môn của loài này nằm gần cằm nó.
2 nhà nghiên cứu, William Resetarits- nhà sinh học thuộc đại học công nghiệp Texas, Lubbock, Mỹ và đồng nghiệp của mình, Christopher Binckley thuộc đại học Arcadia ở Pennsylvania, Mỹ đã phát hiện thêm một điểm đặc biệt của cá cướp biển.
Trong hàng loạt các thí nghiệm được các nhà nghiên cứu tiến hành, họ nhận thấy loài bọ cánh cứng và ếch cây thường ít sống tại những nơi có loại cá là kẻ thù của chúng và con chúng. Tuy nhiên, cá cướp biển là ngoại lệ.
Loài ếch cây thường chỉ đẻ vài quả trứng tại các ao, nhưng lại đẻ rất nhiều ở ao có cá cướp biển sống. Các nhà khoa học cũng nhận được kết quả tương tự với loài bọ cánh cứng.
Kết quả này khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên và họ nhanh chóng nhận ra rằng loài cóc cây và bọ cánh cứng không hề biết đến sự tồn tại của cá cướp biển.
Tuy nhiên đến giờ họ vẫn chưa biết cơ chế tự “tàng hình” bản thân của loài cá này.
“Có thể đó là một lớp áo ngụy trang, khó bị phát hiện hoặc nhận diện, hoặc nó không tạo ra những tín hiệu bị đối phương phát hiện ra.
Resetarits cho biết ông muốn kiểm tra khả năng che giấu bằng hóa học đã ảnh hưởng đến khả năng săn bắt của chúng thể nào, và liệu chúng có thể lẩn trốn được cả con mồi và kẻ thù hay không.
Các nhà khoa học cũng đang dự tính nghiên cứu sâu hơn về những tín hiệu mà bọ cánh cứng và ếch sử dụng để xác định cá sống trong ao và đâu là những tín hiệu mà cá cướp biển thiếu, khiến ếch và bọ cánh cứng không phát hiện ra chúng.