TIN THỦY SẢN

Probiotics đối kháng với Streptococcus agalactiae

Bacillus pumilus AQAHBS01 đối kháng với Streptococcus agalactiae TRỊ THỦY Lược dịch

Một loài vi khuẩn mới thuộc họ Bacillus đã được các nhà khoa học Thái Lan đánh giá là có khả năng đối kháng với vi khuẩn Streptococcus agalactiae. Một tác nhân gây nên bệnh Streptoccosis cực kỳ nguy hiểm cho cá nước ngọt.

Gần đây, các nhà khoa học Thái Lan đã có một nghiên cứu về việc ứng dụng từ vi khuẩn Bacillus pumilus AQAHBS01 được được phân lập từ các men probiotic trong cá cá rô phi Ai Cập (Oreochromis niloticus) ở cả điều kiện phòng thí nghiệm và trại nuôi. Nhằm đánh giá vai trò của loài vi khuẩn mới này đối với hoạt động miễn dịch của cá cũng như khả năng kháng bệnh của chúng.

Thí nghiệm

1. Trong phòng thí nghiệm:

Ba nhóm cá cho ăn cá (khoảng 50g) thức ăn có chứa mật độ khoảng 1 × 107, 1 × 108 và 1 × 109 (CFU)/kg B. pumilus AQAHBS01 và một nhóm cá không được bổ sung B. pumilus. Sau đó đánh giá khả năng kháng bệnh với  Streptococcus agalactiae.

Kết quả cho thấy phản ứng miễn dịch của nhóm cá ăn B. pumilus nâng lên rõ rệt, biểu hiện bởi các hoạt động thực bào và nồng độ superoxide anion và dẫn đến sự kháng bệnh hiệu quả hơn đối với Streptococcus agalactiae.

Cá rô phi nhiễm bệnh.

2. Nuôi thực nghiệm

Tuy nhiên, khi áp dụng nuôi cá lồng bè, chỉ nhóm cá bổ sung B. pumilus AQAHBS01 ở mật độ 1 x 108 và 109 CFU/kg thức ăn mới có hiệu quả tăng cường khả năng kháng bệnh do vi khuẩn S. agalactiae.

Trong giai đoạn đầu tháng 4, nhiệt độ khoảng 33°C, nhóm đối chứng và nhóm ăn bổ sung B. pumilus AQAHBS01 với mật độ 1 × 107 CFU/kg cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh Streptoccosis gây ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, vào cuối tháng 4, lượng nước chứa chất hữu cơ tràn vào các vùng nuôi, làm cho tất cả các nhóm cá bị nhiễm Flavobacterium columnare.  Hơn nữa, nồng độ oxy hòa tan trên sông giảm đáng kể mức còn khoảng khoảng 1,0 – 1,5 mg/L, gây hiệu ứng biếng ăn cá trong thời gian dài. Tác động này có thể cũng đã giết chết một phần cá nuôi cho đến khi kết thúc thí nghiệm.

Kết luận

Thông tin này chứng minh mạnh mẽ việc áp dụng hiệu quả vi khuẩn B. pumilus như là một probiotic cho đối kháng với streptococcus trong cả điều kiện thí nghiệm và điều kiện canh tác đồng ruộng. Tuy nhiên, đối với phương thức nuôi lồng bè trên sông, biến động về chất lượng nước vẫn là một trở ngại đáng kể cho các ứng dụng probiotic, tác động tiêu cực đối với sức khỏe cá. Sự suy giảm sức khoẻ này làm cho cá trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương do các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm mà nông dân phải xem xét cẩn thận

Báo cáo trên NCBI

TRỊ THỦY Lược dịch