Quản lý nghề cá: Công nghệ AI làm nên sự khác biệt
Trí tuệ nhân tạo hay AI là một lĩnh vực rất được quan tâm trong thời đại công nghệ số hiện nay. Sự xuất hiện của AI đã giải quyết được vô số nhu cầu của loài người trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Theo đó, với sự phổ biến và phù hợp của AI trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang nỗ lực, phát triển các ứng dụng dựa trên AI vào ngành NTTS.
Đôi nét về AI
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), trong đó AI được định nghĩa là khả năng của máy tính, robot hay máy móc khác để học hỏi và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp mà trước đây chỉ có con người mới làm được. AI bắt đầu xuất hiện vào năm 1950 với các nghiên cứu về lý thuyết trí tuệ máy và học máy.
Đến nay, AI đã có nhiều bước tiến trong việc phát triển các thuật toán học máy nâng cao. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như robot học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng khuôn mặt, xe tự lái và mô phỏng quân sự, chẩn đoán y khoa, dạy học, phân tích dữ liệu, sáng tạo nội dung, dự báo thời tiết,….
AI là một công nghệ tiên tiến và đầy tiềm năng với khả năng xử lý được những dữ liệu lớn và phức tạp, hỗ trợ tiết kiệm thời gian và năng lượng trong công việc cho con người với hiệu suất làm việc cao, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, AI chưa phải là công cụ hoàn thiện nhất, vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, hạn chế bởi độ tin cậy và tính xác thực không cao nếu không được lập trình đúng cách, thiếu sáng tạo và khả năng tương tác,…
AI trong quản lý thủy hải sản
Vấn đề đánh bắt ngoài ý muốn luôn hữu hiệu trong nghề cá. Tại châu Âu (EU), ngư dân phải đăng ký, báo cáo tất cả sản phẩm đã đánh bắt được và đưa vào bờ, việc này tốn thời gian, không gian và rất tốn kém. Đây chính là lúc trí tuệ nhân tạo (AI) phát huy tác dụng. Với sự hỗ trợ tài chính của EU, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã phát triển một công cụ dựa trên AI hỗ trợ cho nghề đánh bắt thủy sản (dự án Fully Documented Fisheries – FDF).
Công cụ này tự động nhận dạng kích thước, loài và của từng loài cá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cá và ghi lại sản lượng đánh bắt trên tàu. Đồng thời, công cụ này cũng cung cấp dữ liệu có giá trị cho trong khâu quản lý.
Để đạt được điều đó, các nhà khoa học đã thiết lập một thuật toán có khả năng nhận dạng loài và kích cỡ của cá, cho phép hệ thống phân biệt giữa sản phẩm đánh bắt thương mại, phục vụ trên thị trường (trên kích thước tối thiểu) và sản phẩm đánh bắt không mong muốn (dưới kích thước tối thiểu), qua đó sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng tổn hại cho các sinh vật vô tình bị đánh bắt.
Đây là cách hệ thống hoạt động. Đầu tiên, camera được gắn trên tàu sẽ ghi lại cảnh cá di chuyển dọc theo băng chuyền từ khu vực dỡ lưới đến hầm tàu. Sau đó, công cụ AI trên tàu sẽ giải mã hình ảnh video để xác định và ghi lại loài cũng như kích thước của từng loài cá. Điều này cho phép người đánh bắt có thể nhanh chóng xác định xem liệu họ có đánh bắt quá nhiều cá nhỏ hoặc nhầm loài hay không, theo đó sẽ di chuyển sang các khu vực đánh bắt khác.
Dự án FDF, được xem là có nhiều tiềm năng trong việc cải thiện quá trình xử lý sản phẩm đánh bắt trên tàu, giảm khối lượng công việc cho người đánh bắt và giảm bớt gánh nặng hành chính. Công cụ AI cũng có thể theo dõi tổng sản lượng đánh bắt theo thời gian dựa trên kích cỡ, loài và trọng lượng, đồng thời tạo ra dữ liệu chi tiết có thể được sử dụng cho mục đích khoa học.
Ngoài ra, đối với lĩnh vực thương mại công cụ AI đề cập trong dự án FDF còn có tiềm năng cải thiện tính chọn lọc của nghề cá. Bất kể được sử dụng như thế nào, FDF chắc chắn mang lại kết quả là tăng mức độ tin cậy, không chỉ với nghề cá nói riêng mà còn cho người tiêu dùng và các tổ chức phi chính phủ nói chung. Dự án kết hợp công nghệ mới để cải thiện việc thu thập dữ liệu trong hoạt động đánh bắt thương mại cũng góp phần cải thiện tính bền vững.