TIN THỦY SẢN

Quy trình cải tạo ao đang sử dụng tạo cơ hội cho EMS phát triển?

Diệt khuẩn ao nuôi được xem là cơ hội cho EMS bùng phát Quốc Việt

Phương thức quản lý vi sinh vật thích hợp sau khi khử trùng ao nuôi của Dr. Peter De Schryver và ctv trên tạp chí  PLOS.

Sự khử trùng ao nuôi loại bỏ hầu như, nhưng không phải tất cả các vi sinh vật. Sau khi cấp nước cho ao nuôi, các vi sinh vật sống sót – gồm các vi sinh vật phát triển nhanh như Vibrio parahaemolyticus, nguyên nhân gây hội chứng chết sớm trên tôm, có thể hưởng lợi từ nguồn dinh dưỡng có sẵn trong nền đáy và nước và không bị cạnh tranh bởi các vi sinh vật khác.

Sự tồn tại trong môi trường nước của một hệ vi sinh vật hoàn chỉnh và đa dạng trước khi thả nuôi có thể giúp tránh hình thành một số lượng lớn các vi khuẩn Vibrio và nhờ đó giúp hạn chế được tác động của các mầm bệnh tìm ẩn.

Hội chứng chết sớm  (EMS), cũng được biết như là hộ chứng  hoại  tử gan tụy cấp tính, thường ảnh hưởng đến tôm giai đoạn hậu ấu trùng với giai đoạn 20 đến 30 ngày nuôi và có thể gây tỉ lệ chết lên đến 100%.

Tổ chức Liên Minh Tôm Toàn Cầu ước tính hàng năm nó gây thiệt hại đến hơn 1 tỉ USD đối với ngành nuôi tôm ở châu Á. Tác nhân chính của EMS được báo cáo là do vi khuẩn, cụ thể hơn đó là dòng Vibrio parahaemolyticus. Vi khuẩn này là một thành phần thông thường của thế giới vi sinh vật tự nhiên trong nước biển.

Hiện tại, nghiên cứu được tập trung vào nghiên cứu bệnh học và nguyên nhân của EMS, mặc dù các nổ lực để phát triển các phương thức ngăn chặn hay chữa trị bệnh cũng không kém phần, hay có thể nói là cần thiết hơn. Dựa trên đặc điểm sinh thái của tác nhân gây bệnh, dường như sự tiếp cận nhằm vào việc kiểm soát sự hiện diện hay hoạt động của Vibrio nói chung có cơ hội cao hơn để giảm các nguy cơ bùng phát của dịch bệnh EMS.

Khử trùng ao nuôi

Khử trùng ao nuôi – gồm hay không gồm việc phơi đáy – để loại bỏ hầu hết các vi khuẩn và các sinh vật khác, nhưng nó không hiệu quả trong việc loại bỏ tận gốc toàn bộ các vi sinh vật, đặc biệt là trong các màn sinh học và nền đáy. Sau khi ao được cấp nước, các vi sinh vật sống sót có thể hưởng lợi từ nguồn dinh dưỡng dồi dào và không có sự cạnh tranh dinh dưỡng từ các vi sinh vật khác. Các điều kiện này tạo cơ hội cho  sự phát triển của các vi khuẩn sinh trưởng nhanh.

Xét đến sự thật rằng nhiều vi khuẩn gây bệnh Virio, bao gồm vi khuẩn gây bệnh EMS, là các vi khuẩn cơ hội phát triển nhanh có thể tăng sinh bên ngoài vật chủ, việc khử trùng ao nuôi có vẻ như sẽ giúp chúng phát triển mạnh hơn và chiếm ưu thế trong ao nuôi. Việc thả tôm hậu ấu trùng và cho ăn trong các ao được khử trùng tạo thêm cơ hội cho điều này thông qua việc cung cấp thêm nguồn thức ăn  thúc đẩy các vi sinh vật này phát triển mạnh.


Ảnh hưởng của việc khử trùng ao nuôi  góp phần tạo nên các nguồn mầm bệnh Vibrio trong ao nuôi

Nguy cơ dịch bệnh bùng phát có vẻ tăng lên với sự gia tăng số lượng của các tác nhân gây bệnh trong nước nuôi. Do đó, nếu không có sự quản lý tốt sau xử lý,  việc khử trùng ao, xét về lâu dài, có thể làm tăng hơn là giảm nguy cơ dịch bệnh EMS.

Thực tế, bệnh EMS bùng phát tương tự như bênh phát sáng trong những năm 90. Bệnh này do vi khuẩn Vibrio harveyi, một nhánh của nhóm các vi khuẩn Vibrio gây bệnh mà V. parahaemolyticus cũng là một thành viên trong đó. Giống với EMS, bệnh do vi khuẩn phát sáng Vibrio xảy ra ở giai đoạn 10 đến 45 ngày sau khi thả tôm vào ao nuôi. Sự bùng phát dịch bệnh được báo trước bởi sự tăng đáng kể số lượng các vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi sau khi diệt khuẩn ao.

Hệ vi sinh vật hoàn chỉnh

Có thể tránh được số lượng lớn V. parahaemolyticus xuất hiện trong ao  nuôi bằng cách tạo hệ vi sinh vật trong môi trường nuôi với một hệ vi sinh vật trưởng thành và đa dạng trước khi thả nuôi.

Điều này tạo nên một sự cân bằng giữa mật độ các vi sinh vật và mức độ dinh dưỡng trong nước nuôi. Đây có thể là một cơ chế tốt để ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh EMS tăng số lượng và làm bùng phát dịch bệnh.

Chìa khóa để tạo một hệ vi sinh vật hợp lý và đa dạng trong ao nuôi là tạo ra một khoảng thời gian ổn định sau khi diệt khuẩn và trước khi thả giống, trải qua thời kỳ này, các chất dinh dưỡng được bổ sung để thúc đẩy vi sinh vật phát triển.

Điều này trước tiên sẽ cho kết quả là vi khuẩn phát triển nhanh có số lượng lớn dần bị thay thể bởi một hệ vi sinh vật hoàn chỉnh phát triển chậm có tính đa dạng cao. Dinh dưỡng có thể được bổ sung, ví dụ, bằng cách nuôi cá rô phi trong ao trong thời kỳ ổn định môi trường nuôi.

Cách tiếp cận bằng nguồn nước hoàn chỉnh

Tiềm năng của nguyên tắc nước hoàn chỉnh gần đây đã được chứng minh trong nuôi ấu trùng cá tuyết Đại Tây Dương bởi Dr. Kari Attramadal và Prof. Olav Vadstein ở Đại Học Khoa Học Và Công Nghệ Na Uy ở Trondheim, Na Uy.

Họ đã so sánh ứng dụng một hệ thống nước chảy tràn – mà nó sẽ lựa chọn các vi sinh vật phát triển nhanh trong môi trường nước- với hai hệ thống nước hoàn chỉnh, một hệ thống theo phương thức nước chảy tràn và một hệ thống nước chảy tuần hoàn.

Người ta thấy rằng quần thể vi sinh vật trong nước hoàn chỉnh phong phú và ổn định hơn, và tỉ lệ sống của ấu trùng nuôi trông nước hoàn chỉnh cao hơn 72% so với hệ thống nước không hoàn chỉnh. Có nhiều chỉ số trong thực tế chỉ ra rằng cách tiếp cận nước hoàn chỉnh có thể cũng hiệu quả đối với nuôi tôm. Ví dụ, người ta thấy rằng EMS ít thấy ở các ao  nuôi có sự định cư của giáp xác chân chèo copepod.  Điều này chỉ ra rằng hệ sinh thái hoàn chỉnh một cách tự nhiên, như giáp xác chân chèo đòi hỏi một lượng phiêu sinh thực vật và vi khuẩn ổn đinh như một nguồn thức ăn.

Giáp xác chân chèo trong ao nuôi

Hệ thống nuôi nước xanh - thường được tạo ra bằng việc nuôi kết hợp với cá rô phi – và hệ thống công nghệ biofloc cũng cho thấy giúp giảm khả năng nhiễn EMS trong thực tiễn. Các hệ thống như vậy được đặc trưng bởi một quần thể nhiều vi tảo và vi khuẩn, và được thể hiện trong việc làm giảm mức độ Vibrio và giảm tỉ lệ chết của vật nuôi.

Các vi khuẩn hiện diện trong các hệ thống này có thể cạnh tranh hiệu quả với các mầm bệnh gây bệnh EMS về nguồn dinh dưỡng và kể cả kiểm soát sự hiện diện của chúng.

Cần nhấn mạnh rằng phương pháp tiếp cận hệ thống hoàn thiện nhằm mục đích ngăn chặn và không thể chữa được cho tôm bị nhiễm EMS. Do đó, các trang trại nên chắc chắn rằng các ấu trùng tôm thả nuôi phải không bị nhiễm EMS.

Các quan điểm

Sự bùng phát gần đây của dịch bệnh EMS đề nghị rằng các ứng dụng nuôi tôm công nghiệp hiện đại cần được đánh giá lại. các tác giả tranh luận rằng việc sử dụng chỉ các chất khử trùng và kháng sinh sẽ không giải quyết được các vấn đề.

Tốt hơn là cần phải lợi dụng sự cạnh tranh tự nhiên giữa các vi sinh vật để giữ cho các vi khuẩn gây bệnh EMS không thể phát triển đến mật độ cao và bùng phát dịch bệnh trong hệ thống nuôi.

(Bài báo này được tóm tắt từ “Early Mortality Syndrome Outbreaks:A Microbial Management Issue in Shrimp
Farming,
” xuất bản ngày 24/4/2014 bởi  Dr. PeterDe Schryver và ctv trên tạp chí  PLOS, một tạp chí thuộc  Public Library of Science)

Quốc Việt