Quy trình hướng dẫn một số thiết bị ao tôm cho người mới bắt đầu
Hiện nay, nuôi tôm đang trở thành ngành phát triển kinh tế, mang lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân. Do đó, thông qua bài viết này, gửi đến bà con quy trình hướng dẫn thiết bị nuôi tôm cho người mới bắt đầu.
Hướng dẫn sử dụng các thiết bị nuôi tôm cho người mới bắt đầu
Đối với người nuôi tôm, một số thiết bị cần phải có trong ao để giúp tôm có thể sinh sống và cho ra năng suất cao. Dưới đây là quy trình hướng dẫn thiết bị nuôi tôm cho người mới bắt đầu:
Thiết bị sục khí
Việc sử dụng sục khí để tăng hàm lượng oxy trong nước cho tôm. Nhất là đối với những mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, mật độ tôm dày thì điều này lại càng quan trọng hơn nữa. Thiết bị sục khí tạo ra các bọt khí trong ao, tạo cho tôm lượng oxy cần thiết và ổn định, giúp tôm duy trì sự sống.
Ngoài ra, sục khí oxy còn giúp hạn chế sự lắng đọng của bùn, chất thải của tôm, ngăn chặn sự phát sinh của khí độc, tích tụ vi khuẩn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Bước đầu tiên, phải chọn vị trí đặt máy phù hợp. Tránh xa các chất độc hại nhằm đảm bảo tuổi thọ cho máy.
- Đặt máy gần với vị trí nguồn điện, tiện lợi để lắp đặt các đường ống dẫn khí.
- Chuẩn bị nguồn điện để kết nối với máy bất cứ lúc nào. Lưu ý chọn nguồn điện có công suất tương đương với máy. Tránh trường hợp sử dụng nguồn điện nhỏ, có thể gây chập điện.
- Nên ưu tiên sử dụng nguồn điện 3 pha. Nối đúng dây điện đối với nguồn điện 3 pha, để tránh gây hại cho máy.
- Bước tiếp theo, lắp đĩa chia khí và đặt chúng ở những vị trí thích hợp trong ao nuôi. Đặc biệt, cần phải đấu chặt các đầu dây nối vào đầu dây xả khí của máy sục. Đảm bảo tránh xảy ra trường hợp máy đang vận hành mà bị bung đầu nối, làm bà con mất thời gian đấu lại.
- Bước cuối cùng, kết thúc quá trình lắp đặt, chuyển sang cung cấp nguồn điện để máy vận hành.
Máy phát điện dự phòng
Máy phát điện dự phòng được sử dụng cho trường hợp ao nuôi bị mất điện đột ngột, nhất là lúc đêm khuya. Bà con nên dự phòng cho mình một chiếc máy phát điện, nhằm đảm bảo cho các thiết bị sục oxy, bị quạt nước, vẫn hoạt động được khi có sự cố về điện xảy ra.
Hướng dẫn sử dụng:
- Nối các thiết bị cần sử dụng với nguồn điện của máy phát điện. Nên sử dụng dây dẫn điện loại tốt nhất, chịu được công suất lớn của thiết bị. Nếu cần, hãy lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện, điều này sẽ thuận tiện cho bà con trong việc chuyển nguồn khi có điện lưới. Trước khi bà con chuyển nguồn điện bằng cầu dao, hãy ngắt Aptomat tổng ngay lập tức.
- Không để máy phát điện gần nguồn nhiệt cao, cũng như nơi ẩm ướt, không để ngoài trời. Bên cạnh đó, cũng không được để trong phòng kín, bởi vì trong quá trình hoạt động, máy sẽ thải ra khí CO2.
- Nhớ đổ đầy nhiên liệu để máy khởi động tốt.
- Khung máy khi vận hành phải được tiếp đất, khi vận hành, cần kiểm tra bóng báo xăng. Nếu căng vẫn còn màu đỏ hoặc bộ lọc bốc khói, phải ngưng máy ngay lập tức.
- Không được tùy ý điều chỉnh tay ga, vì có thể làm thay đổi tần số và điện phát ra.
Thiết bị đo độ pH trong ao
Độ pH của ao nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, dinh dưỡng trong và tỷ lệ sống của tôm. Độ pH phù hợp sẽ dao động từ 7.5 - 8.5. Nếu độ pH trong ao quá cao, tôm sẽ dễ bị ngộ độc khí NH3. Ngược lại, nếu quá thấp, thì tôm sẽ bị mềm vỏ, lột xác không hoàn toàn.
Hướng dẫn sử dụng: 1 thiết bị đo pH sẽ bao gồm máy đo, bút đo và bộ test.
- Máy đo: Sử dụng một chiếc cốc để đựng nước cần đo. Sau đó lấy máy đo, bật công tắt và đưa đầu đo và cốc nước. Giữ yên máy từ 1 - 2 phút, sau đó đọc kết quả hiển thị. Rửa máy bằng nước sạch, tiếp đó lâu khô đầu đo cho những lần đo tiếp theo.
- Bút đo: Lắc nhẹ bút, mở đầu điện cực, bật công tắt. Sau đó, đưa bút đo pH vào cốc nước cần đo, chú ý không nhúng bút quá vạch quy định, lắc nhẹ để bọt khí không báo trên bút đo. Đọc giá trị ổn định pH trên màn hình. Đo xong nhớ tắt máy và lâu sạch đầu điện cực của bút đo.
- Bộ test pH: Rửa sạch lọ mẫu, sau đó cho nước cần đo vào. Sau đó, lắc đều lọ thuốc thử, nhỏ 4 giọt thuốc thử vào nước cần đo. Đóng nắp lọ nước cần đo rồi lắc đều, sau đó tra giá trị trên bảng độ pH tương ứng. Sau khi hoàn thành xong, nhớ rửa sạch lọ mẫu và đóng nắp kỹ thuốc thử.
Thiết bị kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi tôm
Chất lượng nước có vai trò quan trọng với ao nuôi, tuy nhiên chúng rất khó dự đoán. Sở hữu thiết bị kiểm tra chất lượng nước, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát môi trường trong ao. Giúp bà con dễ nắm bắt, kiểm soát tình hình. Từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời, bảo vệ tôm, nâng cao năng suất.
Hướng dẫn sử dụng:
- Đầu tiên, hãy rửa lọ đựng mẫu nước nhiều lần bằng loại nước cần kiểm tra (Đa số lấy nước trong ao nuôi tôm).
- Đổ đầy nước cần đo vào lọ theo đúng vạch quy định.
- Lắc đều chai thuốc thử. Sau đó nhỏ 6 giọt thuốc thử thứ nhất và 6 giọt lọ thuốc thử thứ 2 vào lọ đựng nước mẫu. Đặp nắp lọ nước được thử và lắc nhẹ để thuốc thử hòa tan.
- Đặt lọ thuốc thử vào bảng nền màu trắng, sau đó tra với bảng số liệu màu kết tủa của nước và xác định nồng độ oxy. Nên thử thiết bị kiểm tra nước ở môi trường ánh sáng tự nhiên, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Quạt nước
Vai trò của quạt nước sử dụng trong nuôi tôm để hạn chế sự phân tầng của nhiệt độ trong ao. Bên cạnh đó, chúng cung cấp thêm oxy và thải bớt khí độc trong ao. Bật quạt nước sẽ giúp gom chất thải, xác tôm về 1 chỗ, thuận tiện cho việc xi phông, khuếch tán vi sinh, thuốc, hóa chất,... phân bố đều khắp ao.
Hướng dẫn sử dụng:
- Đặc biệt với loại tôm thẻ chân trắng, với mật độ nuôi dày, nên đòi hỏi lượng oxy phải lớn. Bà con có thể tham khảo cách lắp dàn máy quạt khí như sau:
- Đối với tôm thẻ chân trắng
Diện tích ao từ 2000 – 3000m2 với mật độ 30 – 60 con/m2 thì số lượng quạt cần sử dụng là 4 dàn, mỗi dàn 10 cánh quạt. Còn đối với mật độ 60 – 100 con/m2 thì sử dụng 6 dàn quạt, mỗi dàn 10 cánh.
Diện tích ao từ 4000 – 5000m2 với mật độ 30 – 60 con/m2 thì số lượng quạt cần sử dụng là 6 dàn, mỗi dàn 10 cánh quạt. Còn đối với mật độ 60 – 100 con/m2 thì sử dụng 8 dàn quạt, mỗi dàn 10 cánh.
- Đối với tôm sú
Diện tích ao từ 2000 – 3000m2 với mật độ 15 – 20 con/m2 thì số lượng quạt cần sử dụng là 3 dàn, mỗi dàn 10 cánh quạt. Còn đối với mật độ 20 – 30 con/m2 thì sử dụng 4 dàn quạt, mỗi dàn 10 cánh.
Diện tích ao từ 4000 – 5000m2 với mật độ 15 – 20 con/m2 thì số lượng quạt cần sử dụng là 6 dàn, mỗi dàn 10 cánh quạt. Còn đối với mật độ 20 – 30 con/m2 thì sử dụng 8 dàn quạt, mỗi dàn 10 cánh.
- Khi lắp đặt quạt nước, bà con cần chú ý về khoảng cách: Nên đặt cách bờ từ 3 - 5 m, hoặc cách chân bờ 1,5m. Khoảng cách giữa 2 quạt nước là 60 - 80m. Bà con nên lắp quạt so le nhau.
- Tùy vào mức độ nuôi tôm mà có thể gắn số quạt nước khác nhau.
- Trong giai đoạn tôm còn nhỏ, bà con không nên vận hành quạt khí liên tục. Khi tôm lớn, hãy bật quạt nước thường xuyên.
- Đối với ao nuôi tôm thẻ có mật độ từ 40 con/m2, tôm sú là 30 con/m2 bắt buộc phải bật trục khí khi mặt trời lặn và lúc 3 - 6 giờ sáng.
- Đối với tôm thẻ chân trắng, từ tháng thứ 2 trở đi, bà con nên bật quạt nước 24/24, trừ lúc cho ăn.
- Vào lúc trời nắng, thời lượng bật quạt nước giảm bớt từ 10 - 20% so với lúc trời râm, âm u.
- Sau khi cho tôm ăn xong, bật quạt nước để giữ thức ăn được lơ lửng, dồn chất thải và thức ăn về giữa ao dễ dàng hơn. Thúc đẩy quá trình chuyển hóa amoniac thành nitrat nhanh hơn.
Sau khi lắp xong quạt nước, bà con bắt đầu kiểm tra bằng cách: Bật cho quạt chạy, sau đó đổ xuống ao khoảng 5 – 10kg saponin. Nếu thấy bọt nước tập trung ở giữa ao nghĩa là đã lắp quạt đúng.
Trên đây là toàn bộ quy trình hướng dẫn thiết bị nuôi tôm cho người mới bắt đầu. Hy vọng với những chia sẻ này, bà con sẽ có được những thông tin hữu ích. Chúc bà con có được mùa vụ bội thu.