Rabobank: Hợp tác, kết nối là chìa khóa bền vững của ngành công nghiệp tôm
Theo nhận định của chuyên gia: Ngành công nghiệp tôm ở các nước châu Á muốn cạnh tranh được với các nước sản xuất nhanh chóng như Mỹ Latinh thì phải thay đổi triệt để mô hình kinh doanh của mình.
Theo Lian Heinhuis, chuyên gia phân tích hải sản tại Rabobank vừa có buổi phát biểu tại Diễn đàn quốc tế Tôm nước lạnh (ICWPF): Ngành công nghiệp tôm ở các nước châu Á cần nhận thấy triển vọng từ mô hình kinh doanh hiện đại, nếu vẫn muốn chiếm ưu thế về nước xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, khu vực này phải đối mặt với nhiều vấn đề an toàn sinh học, làm phát sinh nhiều dịch bệnh phức tạp như hội chứng chết sớm (EMS).
"Yếu tố này là quá trình phân mảnh để có thể đối phó với những vấn đề vừa nêu", Heinhuis nhận định.
Ngoài ra, chi phí sản xuất trong khu vực cho đến những công việc như lao động và thức ăn rất đắt đỏ, bà chia sẻ.
"Ngành cần được đầu tư, nhưng tại thời điểm này luật chơi quá hạn hẹp để được đầu tư - những gì cần là nhà đầu tư di chuyển đến đây để mở rộng, chẳng hạn như các công ty thức ăn tiềm năng", bà nói thêm.
Theo Heinhuis, những khu vực đặc biệt cần có cách tiếp cận toàn diện để đảm bảo an toàn sinh học. Đặc biệt là với tầm quan trọng ngày càng gia tăng của sự bền vững và chứng nhận trên thị trường.
Với sự ra đời của tôm thẻ chân trắng, không những chỉ tăng trưởng mà còn tăng nguy cơ về sinh học, và nguy cơ này đặc biệt cao ở các nước châu Á từ các mô hình kinh doanh nuôi tôm hiện nay trong khu vực.
"Một phần lớn nông nghiệp được thực hiện bởi người nông dân tự cung tự cấp hoặc những người nông dân đang chuyển sang nuôi tôm từ các hoạt động nông nghiệp khác", Heinhuis cho biết thêm.
Kết quả là, kinh nghiệm và kiến thức có thể thấp.
"Mô hình kinh doanh này thường thành công khi góp phần xóa đói giảm nghèo, nhưng lại có nguy cơ cao hơn".
Ngành công nghiệp tôm có thể xem xét trong việc nuôi cá hồi Chile, nơi mà ngành "có thể học được rất nhiều" trong việc giải quyết dịch bệnh.
Tăng cường hợp tác để giải quyết vấn đề về dịch bệnh cũng là một phần quan trọng của Global Salmon Initiative (GSI), mà theo Heinhuis gọi là "một ngành công nghiệp đang thay đổi tính năng động để giải quyết những hình ảnh của nuôi cá hồi với NGO, chính phủ và khách hàng".
“Ngày nay, ngành công nghiệp tôm cần tiến hành để có một sự thay đổi hướng đến bền vững hơn”.
Tăng cạnh tranh từ các nước Mỹ Latinh
Việc sản xuất ở các nước châu Á không chỉ đối mặt với thách thức về vấn đề an toàn sinh học mà sự cạnh tranh cũng ngày càng tăng.
Những khu vực tăng trưởng tiềm năng trong tương lai trên tôm xuất khẩu, đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh, Úc, châu Phi và Trung Đông.
Trong khi phần lớn các ngành công nghiệp vẫn ở Đông Nam Á, cung ứng và xuất khẩu tăng trưởng cao nhất có thể đến từ các khu vực khác - cụ thể là Mỹ Latinh, bà chia sẻ.
Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu Ecuador dự kiến sẽ đạt khoảng 415.000 tấn; xuất khẩu của Mexico dự kiến đạt 127.000 tấn; sản lượng là 118.000 tấn.
Úc dự kiến sẽ bùng nổ khi đạt 40.000 tấn vào năm 2020 khi bắt đầu từ 4.000 tấn vào năm 2012.
"Ecuador đang trở thành một nước xuất khẩu chủ chốt, cũng như ngành công nghiệp đang chuyển hướng sang châu Á và Trung Quốc".
Xuất khẩu tôm của Ecuador đang gia tăng nhanh chóng – quốc gia được hưởng lợi từ khi dịch bệnh bùng phát ở châu Á.
Xuất khẩu tôm Việt Nam đã tăng từ dưới 150.000 tấn vào năm 2009 lên 300.000 tấn vào năm 2014 với trị giá 2.5 tỷ đô (2.3 tỷ bảng).
"Brazil cũng là một quốc gia có nhiều tiềm năng", Heinhuis nói thêm. "Với nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều mặt hàng giá rẻ như nguồn đậu nành".
"Tại thời điểm này Brazil chưa thực hiện được lời hứa, nhưng có thể thay đổi điều này trong điều kiện hiện nay?", Heinhuis đặt nghi vấn.
Brazil sản xuất được khoảng 70.000 tấn trong năm 2014, con số này có thể gia tăng gần 80.000 trong năm 2015 và xa hơn nữa trong năm 2016. Tương tự như Mexico giữ lời hứa khi tiến hành một cách "bí ẩn" đối với EMS quanh Thái Bình Dương.
Điều chắc chắn rằng Mỹ Latinh cũng bắt đầu từ vị trí tăng trưởng với chi phí thấp, nhưng quốc gia này không thực hiện đầy đủ tiềm năng được nêu bật.
"Tuy nhiên, Mỹ Latinh là khu vực có khả năng về lợi thế nuôi tôm nhất", Heinhuis khẳng định.