Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp
Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.
Sinh sản cá chạch lửa
Cá chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1870) thuộc bộ: Synbranchiformes, họ: Mastacembelidae, giống: Mastacembelus. Cá chạch lửa phân bố ở Thái Lan, Lào, Camphuchia, Indonesia và Việt Nam.
Ở Việt Nam, cá chạch lửa phân bố ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Cá sống chủ yếu tầng đáy, những nơi có nhiều sỏi, đá nhỏ và hang hốc hay rễ cây.
Cá chạch lửa tăng trưởng chậm, kích thước lớn nhất đạt 100cm. Khó phân biệt cá chạch lửa đực cái, chỉ phân biệt bằng cảm quan vào mùa sinh sản, cá cái có kích thước nhỏ, bụng to mềm. Cá đực cùng tuổi có kích thước lớn hơn cá cái, thân hình thon dài, vuốt ở hai bên lườn bụng có sẹ màu trắng đục chảy ra.
Cá chạch lửa trong tự nhiên đạt ít nhất 2 năm tuổi có thể tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, tập trung nhiều nhất tháng 7-9.
Sáng ngày 24/02/2024, Khoa Công nghệ Nuôi trồng thủy sản, Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Cần Thơ tổ chức hội thảo công bố kết quả đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá chạch lửa (Mastacembelus erythrotaenia)”.
Kích thích sinh sản bằng HCG với cho kết quả rụng trứng 100%, tỉ lệ thụ tinh đạt 76,3% và tỉ lệ nở là 62,7%. Cá nở sau khi thụ tinh từ 58-64 giờ, ống tiêu hóa phát triển hoàn chỉnh vào ngày 12 và cá hấp thụ hết noãn hoàng vào ngày tuổi thứ 18, có thể tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp từ ngày tuổi thứ 30. Thành công trong sản xuất giống nhân tạo góp phần làm phong phú các loài thủy sản nuôi nước ngọt, đa dạng các loài nuôi làm cảnh, đồng thời giúp bảo vệ nguồn lợi cá chạch lửa tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Sinh sản nhân tạo cá chia vôi
Cá chìa vôi có tên khoa học là Proteracanthus sarissophorus. Trung tâm Quốc Gia Giống Hải sản Nam bộ (TTQGGHSNB), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 đã sinh sản nhân tạo thành công cá chìa vôi.
Cá chìa vôi là loài cá bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, giá bán thị trường trong nước hiện nay từ 1,5 đến 2 triệu đồng/kg. Cá chìa vôi bắt đầu được thu thập và lưu giữ nguồn gen tại TTQGGHSNB.
Kết quả đầu tiên trong sinh sản nhân tạo cá chìa vôi từ kích thích sinh sản thành công trên một cặp cá bố mẹ, thu được 400 cá bột. Tuy nhiên, chất lượng cá bột chưa đạt, áp dụng phương pháp kích thích sinh sản này trên những cá cái khác không cho kết quả tương tự.
Nhiều nghiên cứu đã thực hiện sau đó nhằm xác định sự phát triển của noãn bào dưới tác động của các loại hormone và kích dục tố khác nhau, liều lượng sử dụng, khoảng cách giữa các liều… đặc biệt là xác định chính xác kích thước tới hạn của noãn bào và thời điểm tiêm liều quyết định. Sau đó, tiến hành thành công trên 2 cặp cá bố mẹ, thu được 4,5 ngàn cá bột.
Kết quả không chỉ dừng lại ở phương pháp kích thích sinh sản nhân tạo, ảnh hưởng của độ mặn và dụng cụ ấp trứng lên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá bột cũng được sáng tỏ. Số lượng cá bột thu được khoảng 50 ngàn con.
Những kết quả đã đạt được thực sự là bước thành công trong kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và kích thích sinh sản nhân tạo cá chìa vôi. Ương cá chìa vôi bột dựa theo phương pháp chung của các đối tượng cá biển, kết quả chỉ dừng lại ở cá 22 ngày tuổi. Nhiều mô hình và giải pháp ương ấu trùng cá chìa vôi bột đã được nghiên cứu như mô hình ương trong bể composite, trong bể xi măng có và không có giá thể, tạo dòng chảy hay sục khí, bể hay giai đặt trong ao đất; giải pháp về dinh dưỡng và môi trường.
Sinh sản nhân tạo cá trà sóc
Cá trà sóc có 3 loài thuộc giống Probarbus với 3 loài P. jullieni; P. labeaminor; P. sp. đều được ghi vào sách đỏ của tổ chức bảo tồn tự nhiên thế giới (IUCN). P. jullieni được xếp vào mức độ "Bị đe dọa", hai loài còn lại được xếp mức độ "Quý hiếm".
Kể từ năm 2000, P. Jullieni được phân hạng nâng lên mức độ "Nguy cấp" và đã được ghi trong phụ lục 1 của Công ước buôn bán quốc tế những loài hoang dã có nguy cơ (CITES). Ủy hội Quốc tế sông Mekong (Mekong River Commission, MRC) xếp cá trà sóc vào danh sách các loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mekong cần được bảo vệ.
Ở Việt Nam, cá trà sóc là đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng lớn trong danh sách ban hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2008.
Cá trà sóc được thuần dưỡng và nuôi lưu giữ trong ao tại Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ thuộc đề tài cấp nhà nước “Lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản khu vực Nam Bộ’’. Cá có thân thon dài, đầu rộng, mõm tròn, mắt màu đỏ. Có 2 đôi râu, râu hàm dài bằng đường kính mắt, râu mõm ngắn hơn. Đường bên thẳng chấm dứt ở giữa cuống đuôi. Thân cá màu nâu nhạt, có 6 - 7 sọc đen chạy dọc thân từ sau nắp mang đến gốc vây đuôi.
Đây là đặc điểm phân biệt với 2 loài còn lại. Đã nghiên cứu tạo ra những con cá trà sóc đầu tiên ở Việt Nam bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, đây là thành công to lớn của các nhà nghiên cứu và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn và khai thác nguồn gen thủy sản. Đàn cá bố mẹ được chọn lựa 80 con từ đàn cá nuôi thuần dưỡng đưa vào nuôi vỗ trong ao. Cá bố mẹ khối lượng 2,7 -5,9 kg/con được nuôi vỗ bằng ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm > 30% và chất bổ sung (dầu mực, vitamin, khoáng).
Sau thời gian nuôi vỗ 7-8 tháng cá thành thục và tham gia sinh sản. Tuổi thành thục lần đầu cá đực >4 tuổi, cá cái >5 tuổi. Tỷ lệ cá thành thục đạt 42%. Hệ số thành thục là 7,8%, sức sinh sản đạt 23.811 trứng/kg cái. Mùa vụ sinh sản của cá tập trung từ tháng 11-12 hàng năm. Cá bố mẹ được kích thích sinh sản bằng phương pháp tiêm chất kích thích bao gồm não thùy cá, hoặc HCG hoặc LH-RHa. Các giai đoạn phát triển phôi Hormone - Releasing Hormone analogue) và DOM (Domperidone). Sau khi tiêm 6 - 7 giờ cá cái rụng trứng, tỷ lệ rụng trứng đạt 67 - 100%. Trứng thụ tinh được khử dính và ấp trong bể Composite. Ở nhiệt độ 27 - 290 C thời gian phát triển phôi đến trứng nở thành cá bột là 47 giờ. Cá bột ương lên cá giống 60 ngày, cá giống đạt khối lượng > 5g/con.