TIN THỦY SẢN

Sử dụng khoáng chất cho tôm cần lưu ý những gì?

Tôm cần lượng khoáng rất lớn giúp cân bằng môi trường sống. Ảnh: zaghet.com Thuần Phạm

Tôm rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chúng có thể hấp thu các chất khoáng này qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi. Đặc biệt là với tôm thẻ chân trắng, đây là đối tượng nuôi đòi hỏi nhu cầu khoáng rất lớn, nhất là ở trong giai đoạn lột xác.

Tại sao tôm cần được bổ sung khoáng? 

Khoáng đa lượng  

Khoáng đa lượng chủ yếu gồm Canxi, Kali, Magie, Natri, Phospho,… 

Tôm cần khoáng đa lượng rất lớn (nhất là Ca và Mg) giúp cân bằng môi trường sống, duy trì áp suất thẩm thấu cho tôm. 

Cần thiết cho sự phát triển của hệ sinh vật trong môi trường ao nuôi (nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm). 

Khoáng đa lượng cần được bổ sung bằng cách tạt trực tiếp vào môi trường nước. Khi lượng khoáng trong ao đã đủ mà tôm vẫn có biểu hiện thiếu khoáng như tôm cong thân, đục cơ, mềm vỏ, chậm phát triển,… thì lúc này nên kết hợp các loại khoáng đa lượng trộn vào thức ăn. 

Khoáng vi lượng 

Khoáng vi lượng: bao gồm Đồng, Sắt, Mangan, Kẽm, Selen, Coban,... 

Tôm có nhu cầu rất ít khoáng vi lượng, nhưng khoáng vi lượng lại rất cần thiết cho hoạt động sống của tôm. 

Nếu bổ sung vào nước tôm sẽ không hấp thụ được do bị các vi sinh vật và tảo hấp thụ hết (nếu bổ sung nhiều sẽ gây độc cho môi trường, cho tôm). 

Khoáng vi lượng nếu cần thiết bổ sung thì nên dùng cho ăn để đảm bảo tôm hấp thu hiệu quả, đúng và đủ lượng. 

Ở mỗi giai đoạn khác nhau tôm sẽ có nhu cầu khoáng khác nhau. Ảnh: webkkun.com

Cần lưu ý gì khi sử dụng khoáng chất cho tôm 

Vì tôm có thể hấp thu khoáng bằng nhiều cách khác nhau, như qua mang và qua thức ăn. Vì vậy, bà con thường dùng cách tạt hoặc trộn vào thức ăn hằng ngày. Cách được sử dụng phổ biến nhất có thể chính là sử dụng khoáng tạt.  

Bổ sung vitamin, chất tạo sắc tố, tạo màu vỏ cho tôm lên màu đẹp, sử dụng hiệu quả 5-10 ngày trước khi thu hoạch 

Bổ sung khoáng chất cần thiết vào thức ăn giúp tôm tăng trưởng nhanh, tăng cường hệ miễn dịch. Nhanh cứng vỏ và tỷ lệ sống cao khi sang tôm chuyển giai đoạn. 

Bổ sung vitamin D3 giúp tôm hấp thụ tối đa khoáng chất. Bổ sung khoáng chất giúp tôm chắc thịt, nhanh cứng vỏ, nhanh lớn, khắc phục hiện tượng cong thân đục cơ. Bảo vệ hệ tiêu hóa, nhanh chóng làm lành các vết thương trong đường ruột. Cân bằng pH đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. 

Chú ý giai đoạn phát triển của tôm

Mỗi giai đoạn phát triển tôm sẽ có các nhu cầu bổ sung khoáng chất khác nhau hoàn toàn, cần nên dựa vào từng thời điểm thích hợp mà đưa ra hàm lượng cũng như chất khoáng thích hợp để bổ sung cho tôm. Nhất là ở giai đoạn lột xác, tôm cần nhiều khoáng chất để mau chóng lột vỏ, cứng vỏ, tránh hao hụt trong quá trình lột xác. 

Canh nhá để kiểm tra sức khỏe tôm thường xuyên. Ảnh: coedo.com.vn

Lựa chọn sản phẩm dùng 

Bà con nên lựa chọn các sản phẩm bổ sung khoáng chất cho tôm từ các đơn vị uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh dùng phải các sản phẩm kém chất lượng mà ảnh hưởng đến ao tôm. 

Chọn thời gian sử dụng thích hợp 

Thời gian thích hợp nhất để bổ sung khoáng đó chính là buổi chiều tối hoặc vào ban đêm, khoãng thời gian từ 10 – 12 giờ đêm. Vì ở thời điểm này, tôm thường lột xác nhất. Đánh khoáng vào thời điểm này sẽ hỗ trợ cho tôm rất nhiều trong quá trình lột xác. 

Ngoài việc bổ sung khoáng chất cho tôm nuôi khỏe mạnh, tăng trưởng khả năng miễn dịch. Bà con cần chú ý đến các yếu tố môi trường, dinh dưỡng trong thức ăn hằng ngày. Kiểm tra tôm và ao nuôi mỗi ngày là cách tốt nhất giúp bà con có một vụ nuôi thành công, thắng lợi. 

Thuần Phạm