TIN THỦY SẢN

Sử dung protein đơn bào làm thức ăn thủy sản

Sử dung protein đơn bào ( methylobacterium extorquens) làm thức ăn. Hình minh họa CTV AN LÊ Lược dịch

KnipBio Meal (KBM) có thành phần chính là tế bào vi khuẩn methylobacterium extorquens đã được lên men. Đây là một nguồn protein có khả năng thay thế bột cá trong tương lai, mở ra một hướng đi mới cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Anh nhằm đánh gía ảnh hưởng của KBM về tỉ lệ sống, tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein  trên ba đối tượng: tôm thẻ chân trắng, cá hồi đại tây dương và cá sọc vàng.

Chuẩn bị KnipBio Meal

Quá trình lên men với mục đích tăng sinh khối vi khuẩn được thực hiên bằng sự kết hợp của chúng vi khuẩn KB203 với 0,5% methanol , được lên men trong dung dịch CHOI4 trong 24h. Sinh khối thu được sẽ được đông khô ở - 800C trong 48h, nhằm đạt được độ ẩm dưới 10%. Với công nghệ sản xuất thức ăn tiên tiến, sinh khối sẽ được ép thành viên cho vào túi nhựa.

Bố trí thí nghiệm

Tôm thẻ chân trắng: Thí nghiệm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Tôm thẻ giống có trọng lượng trung bình 4.52 ± 0.21g bố trí vào 12 bể(60 con/bể) . Tôm được cho ăn 4 lần/ ngày(8h, 11h, 14h, 16h). Tôm sẽ được đo tổng trọng lượng trước khi thí nghiệm, ngày thứ 60, ngày 150. Ngoài ra, tôm cũng được được đánh giá về màu sắc.Thí nghiệm diễn ra 180 ngày.

Cá sọc vàng: Thí nghiệm có 4 nghiệm thức, mối nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá giống có trọng lượng trung bình 1.37 ± 0.27g bố trí vào 12 bể(10 con/bể). Cá được cho ăn 4 lần/ ngày(8h, 11h, 14h, 16h). Cá sẽ được  trọng lượng và chiều dài trước khi thí nghiệm và ngày 41. Ngoài ra cá cũng được phân tích amino acid và các acid béo.

Cá hồi đại tây dương: Thí nghiệm có 2 nghiệm thức, mối nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá có trọng lượng trung bình 635 ± 97g bố trí vào 6 bể(16 con/bể). Cá được cho ăn 3 lần/ ngày (12h, 14h, 16h), thức ăn có hàm lượng đạm 40%, lipid 25%, năng lượng 19.6 kJ/g. Phân cá sẽ được thu vào ngày thứ 2 và thứ 4 để xác định độ tiêu hóa tạm thời.

Kết quả

Tôm thẻ chân trắng:  Thí nghiệm cho thấy KBM không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, và không có sự khác biệt đáng kể về tăng trọng giữa 3 nghiệm thức. Tuy nhiên, nghiệm thức có bổ sung 50% KBM có hệ số FCR thấp nhất.

Nghiệm thức


% Trọng lượng

SGR

FCR

SHR-C

150.9 ±4.9%a

2.92 ±0.05a

1.70 ±0.12a,b

SHR-KL

140.8 ±10.9%a,b

2.81 ±0.09a,b

1.59 ±0.06a

SHR-KH

128.6 ±11.8%b

2.64 ±0.14b

1.95 ±0.05b

Cá hồi đại dương: KBM không ảnh hưởng đến độ tiêu hóa tạm thời. Hơn nữa, nghiệm thức có bổ sung KBM có mức tiêu hóa 7/8 acid amin thiết yếu và 6/11 acid amin không thiết yếu.

Cá sọc vàng: tất cả các nghiệm thức đều có sự cải thiện đáng kể về cân năng (353.2 ± 45.9%) và chiều dài (48.4 ± 6.2%), chỉ số FCR dao động từ 1.09-1.24.

Kết luận:  Nghiên cứu cho thấy KBM hoàn toàn có thể sử dụng làm thức ăn thủy sản, vì chúng giúp cá hồi tiêu hóa tốt hơn các acid amin, cũng như chỉ số FCR đạt giá trị tốt nhất ở tôm khi bổ sung 50% KBM vào thức ăn. Bên cạnh đó, KBM cũng không chứa các chất gây cản trở quá trình tiêu hóa.Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy KMB  vẫn chưa đạt tính hấp dẫn như bột cá.Do đó, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn, trên các đối tượng khác nhau, để có thể tạo ra một sản phẩm hoàn thiện hơn.

CTV AN LÊ Lược dịch Theo nghiên cứu của Tiến Sĩ Michael Tlusty