TIN THỦY SẢN

Tầm quan trọng của oxy đáy và lợi ích của việc sục khí đáy ao tôm

Lắp hệ thống quạt nước tạo oxy hòa tan và dòng chảy cho ao nuôi tôm. Ảnh tepbac.com D.PHONG

Người nuôi tôm thâm canh đều biết rõ tôm thiếu oxy sẽ nổi đầu, tấp mé và chết rất nhanh. Tuy nhiên phần lớn người nuôi tôm chỉ biết tôm thiếu oxy khi sự cố này xảy ra đối với tôm mà không quan tâm đến tầm quan trong của oxy trong ao tôm và việc thiếu oxy (so với mức tối ưu) sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến ao nuôi tôm.

Tầm quan trọng của oxy tan trong ao tôm

1. Oxy cần thiết cho tôm

Oxy hòa tan trong nước là điều kiện đầu tiên tôm có thể sống được trong môi trường nước. Tôm nuôi có thể nổi đầu, dạt bờ dẫn đến tôm chết từ rãi rác đến hàng loạt khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước quá thấp.

Tuy nhiên ở hàm lượng oxy hòa tan dưới mức tôm phát triển bình thường trong thời gian dài làm cho tôm sinh trưởng chậm, sức đề kháng kém và rất dễ bệnh.

Ao tôm có hàm lượng oxy hòa tan thấp còn ảnh hưởng đến việc tôm xuống đáy bắt mồi do hàm lượng oxy hòa tan ở tầng đáy ao thấp hơn so với tầng mặt. Một phần là vì sự khuếch tán không khí không đều, một phần là vì ở đáy ao có một lượng lớn chất thải phân hủy tiêu tốn rất nhiều oxy.

2. Sự cần thiết của oxy hòa tan đối với vi sinh vật có lợi (nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn)

- Sự vô cơ hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ chỉ diễn ra khi có mặt của oxy. Ngược lại trong điều kiện kỵ khí sự phân hủy diễn ra không hoàn toàn (sinh ra các sản phẩm rượu, acid hữu cơ, H2S, CH4...). Trong điều kiện hiếu khí các vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc như: Bacillus, Pseudomonas... oxy hóa các chất hữu cơ bằng oxy.

- Quá trình nitrite hóa và nitrate hóa chỉ xảy ra trong điều kiện có oxy chuyển khí độc NH3, NO3 thành các hợp chất ít độc. Trong điều kiện kỵ khí chúng tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng khử hidro để chuyển hidro cho nitrite và nitrate sinh ra NH3, NO2 gây độc cho tôm.

- Oxy cần thiết cho quá trình sulfate hóa: chuyển H2S thành hợp chất không độc. Ngược lại trong môi trường yếm khí nó sẽ bị vi sinh vật khử trở lại thành H2S.

3. Ảnh hưởng CO2 (Cacbonic) đối với ao tôm

+ CO2 cao trong nước là do ao nuôi mật độ cao, ao có nhiều chất hữu cơ -> hoạt động của vi sinh  phân hủy sinh ra CO2
+ Mật độ tảo cao -> quá trình hô hấp ban đêm -> CO2

+ CO2 được thải ra trực tiếp bởi tôm cá.

Khi hàm lượng CO2 hòa tan quá cao -> cản trở sự khuếch tán hô hấp thải CO2 ra ngoài của tôm cá.

Lợi ích của việc sục khí đáy ao nuôi tôm

1. Đặc tính ao nuôi tôm ảnh hưởng hàm lượng khí hòa tan

- Hệ thống quạt tạo dòng chảy: có 2 tác dụng chủ yếu là tạo dòng chảy và làm tăng lượng oxy hòa tan vào nước. Tuy nhiên người nuôi thường phân ra 2 loại quạt này bằng cách đặt quạt sâu để đẩy nước tạo dòng chảy và quạt đặt cao để tăng số vòng quay tạo oxy hòa tan. Do đó hàm lượng không khí hòa tan phân bố không đều, phân tầng và chủ yếu tập trung ở tầng mặt.

- Ao nuôi tôm thường có độ sâu từ 2m trở lên nên tầng đáy thường thiếu hàm lượng oxy hòa tan ảnh hưởng đến sự phân hủy chất hữu cơ đáy ao, sinh nhiều khí độc tích tựu.

2. Lợi ích sục khí đáy đối với môi trường ao tôm

- Phấn phối đều khí khắp ao nhờ hệ thống khí đáy đáy kết hợp với hệ thống quạt tạo dòng chảy.

- Khí được đẩy từ đáy lên tạo đối lưu trộn đều oxy giữa các tầng nước, đặc biệt là đảm bảo hàm lượng oxy đáy.

- Thúc đẩy sự khuếch tán các loại khí độc sinh ra ở đáy ao vào không khí.

- Cung cấp oxy đầy đủ và liên tục cho các vinh sinh vật đáy giúp các vi sinh vật hoạt động tối ưu trong môi trường có oxy phân hủy hữu cơ tạo ra các hợp chất có lợi, giảm chất thải, mùn bã đáy ao.

- Trong quá trình cho ăn không cần tắt hệ thống để đảm bảo tôm vẫn đủ oxy cho hoạt động bắt mồi và tiêu hóa thức ăn. Kích thích tôm ăn nhiều, lớn nhanh.

- Đảm bảo điều kiện tối ưu giúp tôm khỏe, phòng chống các bệnh dịch như tôm chết sớm, đốm trắng, đầu vàng... phát sinh trong điều kiện tôm yếu và môi trường ao nuôi bất lợi.

3. Lợi ích kinh tế của việc sục khí đáy

- Tăng mật độ nuôi trên cùng diện tích dẫn tới năng suất cao hơn.

- Hàm lượng khí hòa tan đảm bảo giúp môi trường ao tốt, tôm đủ oxy tôm khỏe hạn chế rủi ro, giảm lượng hóa chất xử lý và thuốc sử dụng.

- Thời gian đầu khi tôm còn nhỏ không cần gom chất thải có thể dùng khí đáy để thay thế hệ thống quạt -> giảm chi phí vận hành 40-50% vẫn đảm bảo phân phối đều oxy.

- Giảm bớt quạt (quạt đặt cao tạo khí)  thay bằng oxy đáy hiệu quả hơn tiết kiệm 20->30% chi phí.

Như vậy Oxy hòa tan là rất cần thiết cho cả tôm nuôi và cả môi trường nước ao nuôi tôm. Vì vậy việc ngoài việc lắp đặt hệ thống quạt nước tạo dòng chảy thì nên kết hợp lấp hệ thống sục khí đáy ao nuôi tôm. Việc kết hợp này đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan phân bố điều khắp ao nuôi, đặc biệt là tầng đáy ao là hết sức cần thiết. Nó giúp môi trường ao nuôi luôn ở điều kiện tối ưu, khi đó các nầm bệnh dịch nguy hiểm không đủ điều kiện để gây bệnh cho tôm, hạn chế rủi ro.

Tài liệu tham khảo:
Trương Quốc Phú, Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Giáo trình trường Đại Học Cần Thơ.

D.PHONG