Tép hòa vị Tết: Tôm khô củ kiệu tuyệt vời cho những ngày Tết
Mâm cơm Tết cổ truyền của người Việt không thể thiếu món tôm khô củ kiệu. Hương vị giòn ngọt, chua chua, thơm mùi rượu trắng, rất thích hợp để làm đồ nhắm, ăn kèm với bánh tét, thịt kho tàu,... Nào hãy cùng bắt tay vào thực hiện món ăn hấp dẫn này nhé!.
Chuẩn bị nguyên liệu để làm tôm khô củ kiệu
1kg tôm sú tươi
200g củ kiệu muối chua
1 bát con rượu trắng
Một số gia vị: Đường, muối hạt,...
Cách làm tôm khô củ kiệu
Bước 1: Đầu tiên chúng ta sơ chế nguyên liệu tôm khô
Tôm sú khi mua về rửa sạch, sau đó cắt bỏ phần đầu tôm, lấy phần chỉ đen trên lưng và để thật ráo nước.
Tiếp đó, cho tôm vào một cái tô lớn, ướp cùng với 1 muỗng đường, 1 muỗng muối, 2 muỗng rượu, một chút nước lạnh. Trộn đều hỗn hợp này lên, rồi đến nguyên đó trong vòng 20 phút. Khi đã đủ thời gian, hãy vớt tôm ra và để ráo.
Bước 2: Làm khô tôm
Rang sơ tôm qua chảo nóng trong vòng 5 phút với lửa vừa. Trong quá trình này, hãy nhanh tay cho thêm 1 ít muối vào để tôm được đậm vị hơn. Xóc đều cho đến khi tôm chuyển màu đỏ chín tới và nước bắt đầu cạn thì tắt bếp.
Bước 3: Sấy tôm
Khi tôm đã được làm khô xong, đem đi bóc vỏ và để riêng ra bát. Cho phần tôm đã bóc vỏ vào nồi chiên không đầu và sấy ở nhiệt độ 60 độ C trong vòng 2 tiếng.
Sau khi đã đạt tới mức thời gian, đỏ tôm ra đĩa lớn để làm nguôi tôm.
Bước 4: Làm tôm khô củ kiệu
Vớt củ kiệu đã được muối chua ra đĩa, tiếp đến cho tôm khô vào trộn đều cùng nước ngâm củ kiệu lúc nảy.
Xếp củ kiệu ra một đĩa lớn theo hình tròn của đĩa, sau đó cho tôm khô vào giữa rồi rưới phần nước ngâm củ kiệu lên phía bên trên. Nếu nhà bạn thích ăn ngọt, có thể cho thêm chút đường.
Cho tôm khô củ kiệu vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Món ăn có thể bảo quản được trong khoảng 1 tuần.
Tôm khô củ kiệu có màu đỏ đặc trưng của thịt tôm thêm phần hương vị chua chua giòn của củ kiệu. Khi ăn kèm cùng cơm nóng, bánh tét trong những ngày Tết sẽ rất tuyệt vời.
Một số mẹo hay khi chế biến món tôm khô củ kiệu
Khi chọn tôm tươi, bạn nên lựa chọn tôm sú có màu xanh đậm, thân tôm thường ánh màu xanh rêu và chân tôm trong suốt dính chặt vào thân. Đây là những dấu hiệu nhận biết tôm tươi, ngon.
Ngoài ra, tôm ngon có thể không quá to nhưng phải đảm bảo được thịt tôm phải đầy, săn chắc và không có mùi lạ.
Nếu nhà bạn không có nồi chiên không dầu, bạn có thể sấy tôm bằng cách phơi nắng hoặc sấy trong lò vi sóng với mức nhiệt lớn trong vòng 2 giờ đồng hồ nhé!.
Món tôm khô củ kiệu, ngoài ăn với cơm hoặc bánh tét, chúng ta có thể biến tấu thành một số món lạ miệng dưới đây:
Tôm khô củ kiệu xào trứng
Bạn chỉ cần thêm trứng vào trộn cùng tôm khô và củ kiệu, sau đó xào chín là được. Món tôm khô củ kiệu xào trứng có vị thơm ngon, hấp dẫn.
Tôm khô củ kiệu trộn đu đủ xanh
Bạn có thể thay củ kiệu bằng đu đủ xanh để món ăn thêm phần lạ miệng. Đu đủ xanh nên chọn quả xanh vừa, không quá già cũng không quá non. Bạn gọt vỏ, bỏ hạt và thái đu đủ thành sợi. Sau đó, trộn đu đủ xanh với tôm khô, củ kiệu và gia vị.
Tôm khô củ kiệu trộn gỏi
Trộn tôm khô củ kiệu với các nguyên liệu khác như xoài xanh, cà rốt, hành tây, rau răm,... để tạo thành món gỏi tôm khô củ kiệu chua ngọt.
Như vậy, với cách làm tôm khô củ kiệu như hướng dẫn của bài viết vô cùng đơn giản phải không ạ. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công món ăn này.