TIN THỦY SẢN

Thách thức dịch bệnh của ngành tôm

Hai bệnh hiện đang gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm là EMS và EHP. Ảnh: Internet NIMDA TH

Ngành tôm là ngành sản xuất thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng đi kèm với nó là thách thức về dịch bệnh do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Hai bệnh hiện đang gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm là:

1. Nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) còn được gọi là Hội chứng Tử vong sớm (Early Mortality Syndrome - EMS)

2. Nhiễm vi bào tử trùng, Hepatopancreatic microsporidiosis gây ra bởi Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

Bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (AHPND)

Bệnh hoại tử hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là một vấn đề của các nước chính nuôi tôm - Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. AHPND có thể xảy ra trong 30 ngày đầu sau khi thả tôm vào ao nuôi, đó là lý do tại sao AHPND thường được gọi là hội chứng tử vong sớm (EMS).

Bệnh này là do vi khuẩn xâm lấn đường tiêu hóa tôm và sản sinh ra một độc tố gây hủy hoại mô và rối loạn chức năng gan tụy, cơ quan tiêu hóa tôm. Thủ phạm là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Vp), một loại vi khuẩn phổ biến trong nước mặn lợ.

Các loài tôm bị ảnh hưởng là:

• Tôm sú (Penaeus monodon)

• Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei, trước đây có tên là Penaeus vannamei)

• Tôm thẻ chân trắng Trung Quốc (Penaeus chinensis)

• Tỷ lệ tôm chết nhiễm bệnh có thể vượt quá 70%.

Các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và giảm nhẹ bao gồm:

• Cải thiện an ninh sinh học tại các trang trại, khu vực, quốc gia.

• Quản lý vùng của các đơn vị sản xuất giống

• Đánh giá rủi ro bệnh tật,

• Xây dựng và thực hiện các kế hoạch y tế thú y thuỷ sản.

Trừ khi được chứng nhận là không có AHPND, không khuyến khích sử dụng thức ăn sống cho tôm bố mẹ hoặc nếu sử dụng thức ăn sống, chúng nên được khử trùng hoặc đông lạnh để giảm khả năng lây nhiễm AHPND. Giảm mật độ thả có thể có hiệu quả, cũng giống như việc sử dụng probiotic. Việc sử dụng công nghệ Biofloc - tăng cường chất lượng nước bằng cách cân bằng carbon và nitơ trong hệ thống - cũng đã được báo cáo là giúp giảm tác động của AHPND

Bệnh vi bào tử trùng (EHP)

So với AHPND, rất ít ảnh báo cáo ảnh hưởng do khó nhận biết bất thường trong tháng nuôi đầu tiên. Tôm nuôi do nhiễm vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). Bệnh EHP đầu tiên được phát hiện trên Paraeus monodon và sau đó được báo cáo ngày càng tăng ở Ấn Độ, trầm trọng hơn do lũ lụt. Điều được biết đến là EHP chỉ xâm nhiễm vào các tế bào biểu mô ống tụy ở gan tụy tôm. Các bào tử rất nhỏ (1.1 x 0.60-0.07μm).

Mặc dù trước đây EHP chỉ báo cáo là được tìm thấy trong các tế bào biểu mô ống tụy ở gan tụy. Trong năm 2010, EHP được báo cáo là có liên quan đến “hội chứng phân trắng” (WFS), nhưng các thử nghiệm tiếp theo đã thất bại trong việc chỉ ra mối quan hệ EHP với WFS. Các bào tử EHP rất bền và EHP có thể lây truyền theo chiều ngang từ tôm sang tôm. Do đó, sự lây nhiễm EHP có thể lây lan dần dần và sẽ được tăng cường theo các vụ tôm liên tiếp theo thời gian.

Biện pháp phòng tránh, kiểm soát và giảm nhẹ EHP:

Phát hiện và sàng lọc tôm giống được thực hiện bằng cách sử dụng PCR. Phân tích mô học cho bào tử là có thể, nhưng rất khó trừ khi được thực hiện bởi các chuyên gia mô bệnh học. Nên tránh thức ăn sống cho tôm bố mẹ, thức ăn sống phải được đông lạnh hoặc khử trùng.

Ở trại nuôi, công tác chuẩn bị ao có vai trò rất quan trọng. Do EHP có sức chống chịu tốt đối với các phương pháp khử trùng thông thường nên khó loại mầm bệnh ra khỏi hệ thống. Có nghiên cứu cho rằng EHP có thể tồn tại sau khi đã xử lý Chlorine ở 100 ppm. Có khuyến cáo nên sử dụng vôi nóng (CaO) để xử lý ao để có thể đạt độ pH đáy ao trong quá trình cải tạo cao hơn 11 - 12 để làm chết mầm bệnh EHP.

NIMDA TH