TIN THỦY SẢN

Thái Bình Dương áp dụng blockchain trong khai thác cá ngừ

Việc áp dụng công nghệ blockchain có thể trở thành bước ngoặt lớn cho ngành cá ngừ toàn cầu. The Third Pole

Đối với ngành công nghiệp khai thác, chế biến cá ngừ toàn cầu - ngành luôn phải đối mặt với những cáo buộc đánh bắt và chế biến bất hợp pháp - việc áp dụng công nghệ blockchain có thể trở thành bước ngoặt lớn.

Trong tiến trình phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản toàn cầu, công nghệ blockchain hiện đang được sử dụng nhằm cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc cá ngừ giúp ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp và hoạt động khai thác không bền vững khu vực đảo Thái Bình Dương.

Quỹ Bảo vệ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) tại Australia, Fiji và New Zealand phối hợp với công ty công nghệ Mỹ ConsenSys, công ty TraSeable và công ty khai thác, chế biến cá ngừ Sea Quest Fiji Ltd thực hiện dự án thử nghiệm đối với cá ngừ Quần đảo Thái Bình Dương. Theo đó, họ sẽ sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi hành trình của cá ngừ từ khi đánh bắt cho đến bàn ăn người tiêu dùng.

Công nghệ blockchain được kỳ vọng sẽ giúp củng cố tính minh bạch và phát huy hết năng lực truy xuất nguồn gốc cá ngừ từ đó giải quyết những mối đe dọa từ việc đánh bắt trái phép.

Blockchain được ví như một chiếc sổ cái phi tập trung phân quyền, kiểm chứng và không thể đảo ngược dùng để ghi lại lịch sử giao dịch của bất cứ thứ gì có giá trị. Một điểm quan trọng khác là mọi người trong mạng lưới blockchain có thể nhìn thấy cũng như cập nhật dữ liệu. Hệ thống này cung cấp nhiều lợi ích cho chuỗi cung ứng, bao gồm mức độ minh bạch cao do mọi người trong mạng lưới có thể sửa hay xóa lịch sử giao dịch.

Đối với người tiêu dùng, họ chỉ cần quét mã code trên sản phẩm là có thể biết nguồn gốc sản phẩm đó.

Dự án thí điểm của WWF sử dụng kết hợp giữa công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID) và mã QR cùng với các thiết bị quét để thu thập dữ liệu hành trành sản phẩm các ngừ. Thực tế việc sử dụng công nghệ để thu thập dữ liệu không phải mới, tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là thông tin thu thập sẽ được ghi lại bằng công nghệ blockchain.

Việc theo dõi bắt đầu ngay từ khi cá ngừ vừa được bắt bằng cách gắn thẻ RFID. Sau khi cá ngừ được đưa về nhà máy chế biến, mã RFID sẽ được quét và tự động tải thông tin lên blockchain. Cá ngừ thành phẩm được gán mã QR liên kết với thông tin trên blockchain đã được tải lên trước đó.

Hiện tại, việc sử dụng thẻ RFID và thẻ mã QR không mấy khó khăn. Quy trình chỉ trở nên phức tạp khi cá ngừ được cắt dạng phi lê, dạng viên hoặc cho vào hộp tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã tìm ra giải pháp liên kết mã QR trên bao bì sản phẩm cá ngừ đã qua chế biến với dữ liệu trên blockchain.

Mặc dù việc sử dụng công nghệ blockchain trong khai thác, chế biến thủy sản là một bước tiến lớn đối với khu vực quần đảo Thái Bình Dương, tuy nhiên đây không phải là trường hợp đầu tiên áp dụng công nghệ này. Một công ty có tên Provenence và tổ chức IPLA đã thực hiện thành công chương trình thí điểm theo dõi các sản phẩm cá ngừ từ Indonesia xuất sang thị trường Anh.

Provenance cũng sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi hàng loạt các sản phẩm khác trong đó có bông, cà phê và một số loại nông sản khác. Tuy nhiên, blockchain còn nhiều ứng dụng tiềm năng ví dụ như gần đây Kodak phát hành loại tiền điện tử mới cho phép các nhiếp ảnh gia theo dõi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Blockchain bắt đầu thay đổi cách kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công nghệ này giúp tăng cường tính minh bạch của chuỗi cung ứng, thì đây là công cụ tuyệt vời giúp đảm bảo các ngành công nghiệp- trong đó có ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ- làm điều đúng đắn.

Blockchain còn cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin hơn trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Đối với ngành công nghiệp khai thác, chế biến cá ngừ toàn cầu- ngành luôn phải đối mặt với những cáo buộc đánh bắt và chế biến bất hợp pháp- việc áp dụng công nghệ blockchain có thể trở thành bước ngoặt lớn khi các công ty khai thác nhìn xa trông rộng và bắt đầu chú ý tới tính minh bạch của cả ngành.

The Third Pole NĐH