Thận trọng trong sử dụng thuốc, hóa chất
Việc lạm dụng thuốc, hóa chất ở người nuôi tôm còn rất phổ biến, như: sử dụng thuốc kháng sinh, sử thuốc bảo vệ thực vật để diệt tạp, hay hủy diệt ao nuôi đã thiệt hại, đây là nguy cơ gây tồn lưu hóa học trong tôm thương phẩm và tác động xấu đến môi trường ao nuôi, vùng nuôi.
Sử dụng thuốc, hóa chất độc hại trong nuôi tôm sẽ dẫn đến tồn dư kháng sinh cấm, hoạt chất cấm trong tôm thương phẩm, hay tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi tôm sẽ làm cho môi trường ao nuôi bị tồn lưu chất độc hại gây tổn hại cho tôm nuôi. Các ngành chuyên môn thường xuyên khuyến cáo người nuôi tôm không nên sử dụng thuốc, hóa chất cấm sử dụng, hạn chế sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phầm và hạn chế tác động xấu đến môi trường vùng nuôi tôm nước lợ.
Diện tích nuôi, quy trình nuôi thâm canh, bán thâm canh tăng, bệnh trên tôm nuôi ngày càng diễn biến khó lường, nên người nuôi tôm sử dụng thuốc, hóa chất thú y nuôi trồng thủy sản ngày càng nhiều thêm. Sử dụng thuốc, hóa chất như thế nào cho hợp lý, vừa đảm bảo phòng được bệnh tôm, hạn chế tác động xấu cho môi trường ao nuôi, vừa an toàn thực phẩm, tránh lãng phí là những vấn đề người nuôi cần hiểu sâu để có cách sử dụng hợp lý, cho hiệu quả cao.
Ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng luôn khuyến cáo: trong nuôi tôm thì sử dụng thuốc, hóa chất để phòng bệnh, còn việc sử dụng thuốc, hóa chất để trị bệnh tôm là không có kết quả. Việc lạm dụng thuốc, hóa chất ở người nuôi tôm còn rất phổ biến, như: sử dụng thuốc kháng sinh, sử thuốc bảo vệ thực vật để diệt tạp, hay hủy diệt ao nuôi đã thiệt hại, đây là nguy cơ gây tồn lưu hóa học trong tôm thương phẩm và tác động xấu đến môi trường ao nuôi, vùng nuôi.
Nhu cầu sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm ngày càng lớn do dịch bệnh xuất hiện ngày càng khó lường. Vấn đề là người nuôi phải hết sức thận trọng trong quá trình tìm hiểu nguồn gốc, cách điều trị đúng, sử dụng thuốc, hóa chất cũng cần có kiến thức để tránh lãng phí. Ông Quách Văn Sển, Xã Liêu Tú, huyện Trần Đề cho biết: Nuôi tôm trong tình hình thiệt hại nhiều thì phải sử dụng thuốc thôi. Đối với tôi thì phải chọn lựa cơ sở, tìm hiểu thuốc và nhờ kỹ sư chuyên ngành tư vấn trước khi sử dụng”
Việc sử dụng thuốc hóa chất thú y nuôi thủy sản nói chung, nhất là nuôi tôm nước lợ, nếu sử dụng hợp lý thì phòng trị bệnh trên tôm mới có hiệu quả. Các ngành chuyên thường xuyên tập huấn, hướng dẫn người nuôi những biện pháp đúng trong quá trình quản lý, chăm sóc tôm nuôi. Có thể nói, đa phần người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã hướng tới quy trình sử dụng vi sinh theo khuyến cáo, để hạn chế tác động xấu đến môi trường ao nuôi. Ông Nguyễn Thành Công, Xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng cho biết: Trước đây mình không biết thì còn sử dụng thuốc kháng sinh, còn bây giờ thì hạn chế lắm rồi, hiện bà con nuôi tôm bằng vi sinh là chính. Trong nuôi tôm mà sử dụng thuốc là không hiệu quả,cần thiết lắm mới sử dụng để cứu vãn thôi.
Người nuôi tôm cần thay đổi tập quán sử dụng thuốc, hóa chất mang tính lạm dụng vì vừa tốn chi phí, vừa gây tác động xấu cho môi trường, chính vì thế mà bà con phải tìm các biện pháp thay thế. Từ đầu vụ nuôi đến nay, Chi Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã tổ chức nhiều cuộc trao đổi trực tiếp với nông dân để khuyến cáo và hướng dẫn những biện pháp sử dụng thuốc, hóa chất một cách hợp lý nhất để đảm bảo tính an toàn thực phẩm trên tôm nuôi, ít tác động đến môi trường.
Sản lượng tôm nuôi Sóc Trăng hàng năm trên 60.000 tấn, đây là nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nên việc hạn chế sử dụng , sử dụng hợp lý thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm nước lợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người nuôi, doanh nghiệp chế biến và uy tín của tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.