Thanh Hóa: Thu hàng tỷ mỗi năm từ nuôi cá lồng trên hồ nước ngọt
Từ năm 2016, một doanh nghiệp đã hợp tác với một số hộ dân xã Đông Văn (TP Thanh Hóa) triển khai nuôi cá lồng nước ngọt trên hồ Đồng Ngán, thuộc thôn Văn Khê của xã. Đã có 48 lồng cá được nuôi thả theo hướng bán công nghiệp, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Thanh Hóa: Thu hàng tỷ mỗi năm từ nuôi cá lồng trên hồ nước ngọt
Hiện tại, các hộ dân đang phát triển các loài cá có giá trị kinh tế cao, như: Cá lăng, cá trắm ốc, cá diêu hồng, cá rô phi đơn tính. Trung bình, mỗi lồng cá cho thu hoạch 2,1 đến 2,2 tấn cá thương phẩm mỗi năm, trong đó cá lăng và cá trắm ốc đều có giá xuất bán tại ao đạt trên dưới 100.000 đồng/kg, tương đương trên dưới 100 triệu đồng mỗi tấn. Đầu ra của sản phẩm cá lồng ở đây luôn rộng mở, bởi đã có các nhà hàng lớn tại nội đô TP Thanh Hóa nhận bao tiêu sản phẩm.
Huyện Hà Trung phát triển nuôi trồng thủy sản
Với nhiều giải pháp mang tính đồng bộ của huyện Hà Trung và sự hợp tác của người dân nên diện tích NTTS ngày càng được mở rộng, năng suất và sản lượng tăng đều qua các năm. Hiện nay, toàn huyện có 1.830 ha NTTS, chủ yếu tập trung ở các xã Hà Đông, Hà Phong, Hà Ngọc,... sản lượng trung bình mỗi năm đạt 6.200 tấn/năm, thu nhập bình quân đạt 125 triệu/ha/năm.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung, cho biết: “Xác định NTTS cũng là một trong những hướng đi trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thời gian tới, huyện Hà Trung tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra. Trong đó, chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất lượng giống; cải tạo, vệ sinh ao đầm; tăng cường công tác chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư qua việc tổ chức đào tạo, tập huấn”. Khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi 300 ha diện tích đất lúa kém hiệu quả kinh tế sang NTTS. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh định hướng cho người dân phát triển mô hình “Nuôi cá nước ngọt theo quy trình VietGAP”, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Tiếp tục hỗ trợ để mở rộng diện tích nuôi cá giống mới theo hướng thâm canh, phát triển một số loài đặc sản có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, đa dạng đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả cũng như giá trị NTTS. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, chú trọng tập huấn kiến thức nuôi giúp người dân khai thác tối đa thế mạnh sẵn có để phát triển NTTS theo hướng bền vững.