TIN THỦY SẢN

Thuần dưỡng tôm giống – Yếu tố tăng thành công cho vụ nuôi

Luôn vì sức khỏe thủy sản Elanco

Thuật ngữ “thuần dưỡng, ương vèo” không còn xa lạ đối với người nuôi tôm. Để có một vụ nuôi thành công, ngoài việc chọn tôm giống chất lượng, áp dụng kỹ thuật hợp lý, quản lý tốt ao nuôi, dịch bệnh và thời tiết thuận lợi thì cần áp dụng phương pháp thả đúng để đảm bảo số lượng tôm.

Quá trình thuần dưỡng tôm giống gồm nhiều giai đoạn, trong trại sản xuất tôm giống đến các giai đoạn tôm thịt. Mỗi mô hình nuôi từ quảng canh đến siêu thâm canh đều yêu cầu việc quản lý và điều chỉnh phù hợp theo mật độ thả.

Trong trại sản xuất tôm giống, tôm giống phát triển tốt cần môi trường nuôi phù hợp, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn phải tối ưu, quản lý tốt thức ăn nhằm tránh hiện tượng tôm ăn nhau. 

Tại ao nuôi, hầu hết người nuôi tôm làm rất cẩn thận khâu cải tạo, chuẩn bị ao thả tôm, tạo môi trường nuôi có nhiều thức ăn tự nhiên, không có các loài địch hại, tránh làm tôm bị sốc. Tuy nhiên, sau quá trình vận chuyển từ trại giống đến ao nuôi, tôm giống dễ bị ảnh hưởng bởi thời gian vận chuyển, thời tiết thay đổi (nắng gắt, mưa nhiều) làm nước thay đổi liên tục. Môi trường sống thay đổi đột ngột dễ làm tôm bị sốc, yếu, mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh, … dẫn đến tăng trưởng chậm, giảm năng suất cho vụ nuôi. Do đó, thuần dưỡng tôm là phương pháp nên được thực hiện.

Đánh giá khả năng chống chịu của tôm giống

Trại sản xuất tôm giống thường thực hiện test (đánh giá) khả năng chống sốc của tôm để chọn những mẻ tôm giống chất lượng. Có nhiều phương pháp khác nhau để test từng lô giống để xác định sức chống chịu. 

Theo ông Clifford (Proceedings of the Special Session on Shrimp Farming. World Aquaculture Society, Baton Rouge, LA. U.S.A. 1992), phương pháp test bằng cách để tôm giống trong một cái thùng hoặc bể và hạ độ mặn và nhiệt độ nước xuống tương ứng với 20 ppt và 10oC trong 4 giờ. Hoặc test bằng phương pháp sốc phóc môn, với nồng độ 100 – 150 ppm. Tôm giống tốt, đạt chất lượng nếu tỉ lệ sống (TLS) sau sốc đạt 80 – 100%, tôm giống chất lượng ổn định với TLS đạt 60 – 79%, và nếu TLS <60% thì mẻ giống đó nên được tiếp tục nuôi dưỡng để cải thiện sức khỏe hoặc xả bỏ.

Theo ông Brock và Main (The Oceanic Institute. Honolulu, HI. UNIHI-SEAGRANT-CR-95-01. 241 p. 1994), lấy 100 con tôm giống cho test 1 trong 2 yếu tố độ mặn hoặc nhiệt độ. Cho những con tôm này vào xô 10 – 15 L nước ở nhiệt độ 22oC và 5 ppt (nếu test 2 yếu tố) hoặc chỉ với độ mặn 0 – 1 ppt. Sau 1 tiếng, đếm những con tôm bơi lội tốt. Mẻ tôm đạt chất lượng khi TLS >80%. 

Biến đổi sinh lý của tôm giống trong quá trình thuần dưỡng

Môi trường nước của hệ thống ao nuôi ngoài trời thường thay đổi liên tục và dễ ảnh hưởng đến tôm. Khi môi trường sống có hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn thấp thì các hoạt động sinh lý và trao đổi chất của tôm sẽ bị tác động.

Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng của khả năng chịu đựng thay đổi môi trường. Khi tôm được sử dụng dinh dưỡng có axit béo không bão hòa cao (HUFAs) có thể chịu đựng sự thay đổi độ mặn trong quá trình thuần và thích nghi với môi trường nuôi nhanh hơn. Hàm lượng oxy hòa tan có thể biến đổi theo sự thay đổi của độ mặn.

Nhìn chung, thực hiện thuần dưỡng tôm trước khi thả nuôi rất quan trọng, nhưng thường bị bỏ qua. Yếu tố thành công quan trọng nhất trong quá trình này là các thông số môi trường được hiệu chỉnh để tôm giống thích nghi dần. Sự thay đổi của các thông số môi trường cần nên trong giới hạn chấp nhận được. Nếu nhiều yếu tố môi trường cùng thay đổi, thì có thể tác động đến các thông số khác (như oxy hòa tan, amoniac). Giảm tối đa căng thẳng lúc thả tôm làm tăng hiệu quả sản xuất, giúp cải thiện tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng.

Dụng cụ, vị trí và thời gian thuần dưỡng

Dụng cụ và vị trí thuần dưỡng rất quan trọng cho quá trình thuần dưỡng tôm giống. Các thiết bị/ dụng cụ để nhận tôm giống cần được vệ sinh và diệt khuẩn bằng chlorine hoặc các sản phẩm khác, sau đó rửa sạch và phơi nắng. Các yếu tố môi trường cần phải kiểm soát, và thiết bị sử dụng để đo cần hiệu chỉnh trước khi nhận tôm.

Dụng cụ và vị trí thuần dưỡng rất quan trọng cho quá trình thuần dưỡng tôm giống

Vị trí thả tôm nên đầu hướng gió, gần quạt nước để cung cấp đủ oxy cho tôm giống, giúp tôm khỏe và thích nghi với môi trường mới nhanh. Nên thả tôm tại nhiều điểm trong ao nuôi, cách bờ 2 - 3 m, tạo sự phân tán đều trong ao. 

Nên thả vào những ngày nắng nhẹ, lúc mát trời vào sáng sớm (trước 8 giờ sáng) và chiều muộn (sau 4 giờ chiều).

Quy trình thuần dưỡng

Một số quy trình thuần dưỡng đã được công bố trước đây, bao gồm điều chỉnh tăng/ giảm độ mặn không quá 3 ppt/ giờ, mật độ tôm giống cho quá trình vận chuyển khoảng 260 – 1,300 con/ L, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột (hơn 3 - 4oC), duy trì hàm lượng oxy hòa tan 6 – 7 ppm. Đo nhiệt độ, độ mặn, pH nước trong túi tôm giống để xác định mức độ chênh lệch so với nước ao nuôi. Nếu không quá lớn có thể thuần tôm giống. Sau đây là một số phương pháp thuần dưỡng:

Thuần dưỡng trên bể

– Chuẩn bị một bể phù hợp với mật độ thả tôm giống 300 – 500 PL/lít nước

– Cho toàn bộ tôm giống vào bể thuần, cung cấp đầy đủ oxy và sục khí liên tục

– Thêm nước từ ao nuôi vào bể từ từ để cân bằng nhiệt độ hai môi trường, giúp tôm thích nghi dần với môi trường mới

– Thời gian thuần tôm giống sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của tôm giống, mức độ chênh lệch giữa môi trường túi giống và môi trường ao nuôi. Bổ sung thêm các sản phẩm khoáng, vitamin tổng hợp giúp tôm chống sốc, mau khỏe.

Khi các yếu tố môi trường nước trong bể cân bằng với nước ao, tôm bơi lội khỏe thì tiến hành thả giống. Tôm giống có thể được thả qua van xả tôm, hoặc bằng vợt.

Quá trình thuần cũng có thể thực hiện trong quá trình vận chuyển, nếu tôm giống được chuyển trong các thùng chứa lớn, bằng cách thêm nước và điều chỉnh các yếu tố môi trường giống với nước ao nuôi. Kết thúc thuần dưỡng khi tôm giống vừa đến khu nuôi.

Thuần dưỡng dưới ao

Các bao tôm giống được thả dưới ao

Các bao tôm giống được thả dưới ao, mở miệng túi để cho nước ao vào túi tôm giống. Quá trình này thực hiện trong phòng 30 – 60 phút, và chỉ thực hiện khi độ mặn và nhiệt độ của nước ao nuôi không chênh lệch lớn với nước vận chuyển (độ mặn 1 – 2 ppt và 1 – 2oC).

– Cho túi tôm giống xuống nước và ngâm ít nhất từ 15 – 30 phút để cần bằng nhiệt độ nước trong túi và ngoài ao.

– Trong thời gian chờ tạt vitamin C chống sốc cho tôm.

– Khi nhiệt độ đã cân bằng thì mở túi tôm giống và thả xuống ao (làm nhẹ tay tránh làm tôm sốc). Bổ sung thêm khoáng và vitamin tổng hợp sau khi thả.

Hiện nay, người nuôi tôm thường có các ao dèo (ương vèo) để ương thả trong thời gian đầu.

Với mong muốn mang đến thành công cho Quý khách hàng, CT TNHH Elanco VN hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho người nuôi tôm có thêm thông tin để cân nhắc về phương pháp thuần dưỡng giống. Bên cạnh đó, chúng tôi có các sản phẩm tăng cường sức khỏe tôm, giúp tôm giống tăng khả năng chống chịu thay đổi với môi trường như:

- Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung: Prevensa® Mivisol®, Coforta® A, Growmix® Shrimp, Supastock® – bổ sung các loại vitamin, axit amin và khoáng vi lượng.

- Sản phẩm vi sinh: Proquatic® pondPlus®, Deocare® A – bổ sung vi khuẩn có lợi và hấp thu khí độc.

- Sản phẩm Vitamin: Aqua C® (02/2021/XNQC-TY), Aquador® – chứa Vitamin dạng bọc có độ đậm đặc cao, tăng cường đề kháng, chống sốc cho tôm

- Sản phẩm khoáng: ProteAQ™ Stomi®, ProteAQ™ MineralFix – cung cấp khoáng vi lượng và đa lượng, giúp ổn định pH nước, tăng kiềm và giúp tôm nhanh cứng vỏ

- Sản phẩm sát trùng: Virkon™ A – ngoài giúp xử lý nhanh nguồn nước nuôi, an toàn cho tôm, Virkon™ A còn có khả năng kiểm soát Vibrio nếu sử dụng định kỳ với liều dùng thích hợp.

Ngoài các sản phẩm trên, CT TNHH Elanco VN có đầy đủ các sản phẩm sử dụng trong trại giống, giai đoạn vèo và nuôi thương phẩm. Để biết thêm thông tin về sản phẩm và cách dùng, xin liên hệ hotline 1800 556 808. 

Elanco