TIN THỦY SẢN

Tôm tham gia kiểm soát chất lượng nước thải

Bảo Anh

Ở St Petersburg, tại các nhà máy xử lý nước thải bắt đầu bổ sung phương tiện giám sát chất lượng nước. Bên cạnh các con tôm Astacus leptodactylus sống và phát triển trong nước lạnh của sông Neva, từ nay giám sát chất lượng nước còn là loài tôm thẻ chân đỏ phát triển trong nước ấm ở Úc.

Ở phía Tây Nam St Petersburg bố trí các nhà máy khổng lồ xử lý nước thải chảy xuống vịnh Phần Lan của biển Baltic. Các nhà máy xử lý nước thải phía Tây Nam St. Petersburg được công nhận là cơ sở sinh thái tốt nhất ở châu Âu. 

Các nhà máy sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất để xử lý nước thải. Giám sát chất lượng nước không chỉ là các loại thiết bị công nghệ cao, mà còn là những “nhân viên” khác thường – những con tôm.

Con vật này rất nhạy cảm với ô nhiễm môi trường sống. Nếu trong nước thải chứa những chất độc hại thì chúng phát tín hiệu “báo động” sớm hơn bất kỳ thiết bị nào. Con tôm có thể phát hiện các độc tố với nồng độ tối thiểu nhất.

Nếu trong nước xuất hiện chất độc, tôm sẽ bị rối loạn nhịp tim, có xu hướng tăng cao. Theo dõi nhịp tim của chúng là các cảm biến đặc biệt gắn vào vỏ tôm, các chỉ số hiển thị liên tục trên màn hình. Nếu nhịp tim của tất cả các con tôm đều tăng đột ngột thì thiết bị phát tín hiệu “báo động”.

Để đánh giá chất lượng nước, tại các nhà máy xử lý nước thải sử dụng hai loài tôm. Đó là loài tôm địa phương của sông Neva - Astacus leptodactylus, và loài tôm thẻ chân đỏ từ Úc. Các con tôm từ sông Neva giám sát chất lượng nước vào mùa đông, còn các con tôm từ Úc - vào mùa hè.

Vấn đề là ở chỗ, loài tôm nước ngọt sống trong sông Neva thích nước mát: 22-23 độ C. Còn các con tôm từ Úc thì thích nước ấm hơn. Nếu con vật hiện diện trong môi trường lạ thường, ví dụ, nhiệt độ nước quá ấm hoặc ngược lại quá lạnh, thì chúng có cảm giác khó chịu. Điều này có thể dẫn đến việc thiết bị phát tín hiệu sai lầm.

Nhiệt độ nước tại các nhà máy xử lý nước thải thay đổi tùy theo mùa: từ 16 độ đến 31 độ C. Vì vậy, “đơn vị công tác gồm các con tôm” thay đổi mỗi năm hai lần.

Những con tôm loại này đã "làm việc" ở St Petersburg từ năm 2005. Mỗi ngày có 6 con giám sát chất lượng nước. Trước khi tham gia vào thành phần “đơn vị công tác” này, các chuyên gia rất cẩn thận trong việc lựa chọn tôm.

Ngoài hai loài tôm, tại nhà máy xử lý nước thải ở St Petersburg cũng sử dụng một số loài cá và ốc sên châu Phi – Achatina. Ốc sên theo dõi chất lượng không khí gần lò đốt chất thải rắn.

Nếu trong nước thải chứa những chất độc hại thì chúng phát tín hiệu “báo động” sớm hơn bất kỳ thiết bị nào. Con tôm có thể phát hiện các độc tố với nồng độ tối thiểu nhất.

Bảo Anh Theo Vietnamese.ruvr.ru/Một thế giới, 29/05/2014