TIN THỦY SẢN

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Kiểm tra khuẩn để kiểm soát được mật độ có trên ao Mây

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Tại sao nên sử dụng axit hữu cơ thay cho kháng sinh 

Axit hữu cơ là một hoặc nhiều nhóm carboxyl. Đây là nhóm phân tử phổ biến trong thực vật. Acid hữu cơ gồm axit carboxyl đơn chức, mạch thẳng, và các dẫn xuất tương ứng như axit hydroxylic không bão hòa, axit phenolic, và các axit carboxylic đa chức. 

 hữu cơ tác động đến vi khuẩn gây bệnh. Chúng làm giảm độ pH của môi trường khiến vi khuẩn không thể tồn tại. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, giúp vi khuẩn có lợi phát triển. 

Trong thủy sản, axit hữu cơ được xem như phương pháp thay thế kháng sinh tăng trưởng. Hiệu quả của chúng sẽ phụ thuộc vào liều lượng và cách sử dụng của người nuôi tùy điều kiện cụ thể. 

Một số tính năng nổi bật của axit hữu cơ như: 

– Axit hữu cơ có tính tĩnh khuẩn và diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch nên giúp vật nuôi phòng bệnh rất tốt. 

– Axit hữu cơ giúp cải thiện sự tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, nhờ đó gia súc-gia cầm mau lớn, hiệu quả kinh tế cao. 

– Axit hữu cơ không  tồn dư trong thịt, trong trứng, nên rất an toàn cho người tiêu dùng. 

– Axit hữu cơ không gây ra sự lờn thuốc như kháng sinh. 

– Axit hữu cơ không phải là chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. 

Cơ chế ức chế vi khuẩn của axit hữu cơ 

Trong đường ruột, vi khuẩn luôn tồn tại ở dạng có lợi và dạng có hại. Các axit có lợi như: Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus,… 

Axit hữu cơ với triển vọng thay thế thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Các loại axit hữu cơ có lợi thường sống trong môi trường pH thấp. Chúng có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ trong dạ dày.  Những phân đoạn acid không bị phân ly sẽ xâm nhập vào vi khuẩn và thực hiện cơ chế kháng khuẩn. 

Các axit có hại gây bệnh như: E.coli, Samonella, Clostridium perfringens, Vibrio,… 

Những axit có hại thường sống trong môi trường pH cao. Khi các axit đi vào ruột nơi có độ pH cao thì chúng sẽ phân ly hoàn toàn. Tại đây, chúng không thể thực hiện cơ chế kháng khuẩn. Chúng sẽ gây bệnh vật nuôi, ảnh hưởng sức khỏe và năng suất vật nuôi. 

Acid hữu cơ có tác dụng thay đổi môi trường pH của ruột. Khi xâm nhập tế bào vi khuẩn, axit phân ly ra ion H+, thay đổi pH môi trường nội bào, từ bazo sang axit. Vi khuẩn trong môi trường axit sẽ bị tiêu diệt, ức chế nhóm vi khuẩn gây bệnh. Lợi khuẩn sẽ thích nghi và phát triển tốt. 

Với cơ chế kháng khuẩn này, acid giúp cân bằng đường ruột, tối ưu hóa hệ vi khuẩn ruột. Từ đó sức khỏe vật nuôi đường tăng cường và phát triển. 

Vào giai đoạn nào nên sử dụng axit hữu cơ? 

Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản đóng vai trò quan trọng trong mỗi giai đoạn phát triển. Thực tế cho thấy, acid hữu cơ có thể được sử dụng hầu hết trong chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi. 

Các loại axit hữu cơ có lợi thường sống trong môi trường pH thấp

Vật nuôi còn non: Lúc này hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh. Acid hữu cơ sẽ giúp kiểm soát vi khuẩn, giảm nguy cơ tiêu chảy 

Giai đoạn tăng trưởng: Acid hữu cơ ở giai đoạn này giúp cải thiện tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng cho vật nuôi. Giai đoạn này bổ sung axit sẽ giúp vật nuôi phát triển nhanh chóng, khỏe mạnh 

Giai đoạn sinh sản: Acid hữu cơ được sử dụng để hỗ trợ sinh sản, giữ cho hệ tiêu hóa ổn định 

Giai đoạn bảo vệ sức khỏe: Acid hữu cơ còn được coi là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả cho vật nuôi. Trong suốt quá trình chăm sóc, chúng sẽ giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ vật nuôi phát triển toàn diện nhất 

Ngày nay, việc hạn chế lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản rất phổ biến. Qua bài viết trên Tép Bạc mong bà con có thể hiểu rõ axit hữu cơ có cơ chế như thế nào trong việc ức chế vi khuẩn, từ đó tìm cách đưa vào sử dụng cho ao nuôi tôm của mình. Chúc bà con có vụ mùa thành công! 

Mây