Vi tảo – Thức ăn không thể thiếu cho ấu trùng tôm giống
Trong tự nhiên, ấu trùng tôm giống sử dụng thực vật phù du, các mãnh vụn có trong nước làm thức ăn ở các giai đoạn đầu và động vật phù du cho các giai đoạn ấu trùng sau đó. Vi tảo luôn được biết đến là thức ăn tươi quan trọng cho quá trình sản xuất tôm giống, vì chúng chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần cho ấu trùng. Một vài nghiên cứu cũng đã chứng minh, ấu trùng tôm sẽ phát triển nhanh hơn khi được nuôi cùng với thực vật phù du.
Nhu cầu sử dụng vi tảo của ấu trùng tôm
Có 16 loài vi tảo đang được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Kích thước của các loài tảo này từ 2 – 20 µm, trong đó có một số loài được sử dụng phổ biến trong các trại sản xuất tôm giống (Bảng 1). Các loại tảo khuê (tảo silic) như tảo Thalassiosira spp. và Amphipora spp. thường được ấu trùng lọc và tiêu hóa nhanh.
Bảng 1. Các giống tảo được sử dụng phổ biến trong trại giống
Giống | Loài | Cách sử dụng |
Isochrysis | Prymnesiophyceae | Làm thức ăn cho động vật phù du như Artemia và ấu trùng tôm |
Tetraselmis | Prasinophyceae | Chứa các axit amin tự nhiên, làm thức ăn cho ấu trùng tôm, rotifer và Artemia |
Thalassiosira weissflogii | Bacillariophyceae | Làm thức ăn cho sản xuất thân mềm, ấu trùng tôm, copepod và Artemia |
Dunaliella | Chlorophyceae | Nguồn vitamin A và B12, sử dụng trong sản xuất tôm |
Chaetoceros | Bacillariophyceae | Nguồn vitamin A và B12, sử dụng trong trại sản xuất tôm |
Amphipora spp | Bacillariophyceae | Làm thức ăn trong cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng |
Spirullina platensis | Cyanobacteria | Giảm hàm lượng nitrogen trong bể ương nuôi tôm sú |
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng cần hàm lượng các loại axit amin thiết yếu và đạm cao, lên tới 52 – 57% (xem thêm bảng 2). Vi tảo chứa lượng cao đạm và axit amin đủ đáp ứng cho nhu cầu của ấu trùng. Tuy nhiên, hàm lượng đạm trong vi tảo dao động từ 12 – 35% tùy vào loại tảo và môi trường nuôi cấy. Nhưng nhìn chung, hàm lượng dinh dưỡng của các loài tảo đang được dùng thường có 25% đạm (protein), 8 - 30% carbohydrate, 10% chất béo (lipid), và một số axit béo như C20:5 ω3 và C22:6 ω3.
Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng tôm
Loại dinh dưỡng | Nhu cầu (%) | Nguồn |
Đạm | 50 - 57 | Kanazawa, 1981 |
Axit amino thiết yếu | ||
Arg | 4.5 | |
Lys | 5.3 | |
Met + Cys | 3.3 (Cys, 0.4) | |
Th | 3.5 | |
Val | 3.7 | |
Lipid | 12 – 15 | |
20:4n-6, 20:5n-3 | ||
Axit béo thiết yếu | 22:6n-3 | |
2.6% n-3 PUFA | ||
<0.5% 18:2n-6 | ||
Cholesterol | 0.05 – 0.5 (tôm thẻ chân trắng) | Castille và công sự, 2004 |
1 (tôm sú) | ||
Carbohydrate | 20 | |
Carotenoid | Cần để tạo sắc tố | |
Vitamin C | 50 mg |
Điều kiện nuôi cấy và giá trị dinh dưỡng của vi tảo
Vi tảo được nuôi dưới điều kiện tối ưu sẽ có giá trị dinh dưỡng cao nhất cho ấu trùng tôm. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tế bào tảo bao gồm cơ sở hạ tầng, cường độ ánh sáng, số ngày nuôi và hàm lượng dinh dưỡng có trong môi trường nuôi cấy. Một vài nghiên cứu cho thấy độ mặn, pH và nhiệt độ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và việc kiểm soát chất lượng dinh dưỡng của tế bào tảo.
Tế bào tảo Thalassiosirales của sản phẩm Prolan™ Phylavive™.
Theo Sheng và cộng sự (2011), tế bào tảo T. weissflogii có kích thước lớn hơn 1.48 lần khi được nuôi cấy trong môi trường f/2-P và 2.67 lần khi được nuôi cấy trong môi trường f/2 và f/10. Trong đó, silica là yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển của nhóm tảo khuê.
Đối với các loài vi tảo biển, độ mặn ảnh hưởng nhiều đến thành phần hóa học và axit béo của tế bào. Vi tảo nuôi cấy trong môi trường độ mặn thấp có hàm lượng protein và lipid cao hơn (15 – 25 ppt) và hàm lượng carbohydrate tăng cao hơn trong môi trượng có độ mặn cao (30 – 35 ppt).
Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành phần hóa học của tế bào tảo, sự hấp thụ dưỡng chất, và tốc độ phát triển của mọi loài vi tảo. Tốc độ phát triển tăng khi nhiệt độ tăng cực đại, tuy nhiên, nhiệt độ tăng quá mức này thì tảo phát triển chậm lại. Mỗi loài tảo có khả năng chịu đựng nhiệt khác nhau.
Hiện nay, các trại sản xuất ấu trùng thủy sản nói chung và các trại sản xuất tôm giống nói riêng đều tự sản xuất vi tảo. Tuy nhiên, duy trì chất lượng tảo ổn định và có đủ số lượng sử dụng để đảm bảo năng suất sản xuất là vấn đề thách thức cho các trại.
Khi sử dụng tảo có chất lượng kém như tảo có nhiều kích thước tế bào, nhiễm nấm, protozoa, vibrio và mật độ thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống của ấu trùng nhỏ. Đặc biệt, ở giai đoạn Zoea, tình trạng tôm bị dính phụ bộ, tỷ lệ hao nhiều liên quan đến chất lượng vi tảo tươi. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng vi tảo tươi luôn tốt nhất cho ấu trùng tôm, nhưng để có được tảo chất lượng như mong muốn và đảm bảo an toàn sinh học là vấn đề nan giải.
Để giúp trại giống có thể nâng cao chất lượng ấu trùng và năng suất sản xuất, công ty TNHH Elanco Việt Nam đang phân phối sản phẩm tảo đông khô cao cấp Prolan™ Phylavive™ giúp giải quyết các vấn đề tảo tươi trong hệ thống sản xuất tôm giống.
Prolan™ Phylavive™ chứa hàm lượng cao tảo Thalassiosirales (hơn 2 x 109 tế bào/ gram). Nhờ áp dụng công nghệ sản xuất đông khô Châu Âu, nên các tế bào vi tảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, hình thái tế bào và hoàn toàn không chứa các vi sinh vật gây hại như Vibrio. Ngoài ra, kích thước tế bào phù hợp với các giai đoạn ấu trùng Zoea – PL1, dinh dưỡng dễ tiêu và không ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi.
Hiện nay, nhiều trại sản xuất giống thủy sản trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng Prolan™ Phylavive™ trong công thức cho ăn để giảm phụ thuộc vào chất lượng, số lượng tảo tươi. Với hàm lượng cao Protein dễ tiêu (20%), các ấu trùng Zoae có đường phân dài hơn khi được cho ăn với tảo đông khô Prolan™ Phylavive™; hàm lượng các acid béo trong tảo cao giúp cho ấu trùng có nhiều giọt dầu trong khối gan tụy. Sản phẩm Prolan™ Phylavive™ có chất lượng luôn ổn định và tiện lợi sử dụng trong mọi điều kiện sản xuất tôm giống. Để biết thêm thông tin về sản phẩm tảo đông khô Prolan™ Phylavive™, xin vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Elanco Việt Nam, theo hotline 1800 556 808.
Tài liệu tham khảo
Benemann, 2013, “Microalgae for biofuels and animal feeds”. Energies, 5869 - 5886
Muller - Feuga. 2000, “Live Feeds in Marine Aquaculture”. The Microalgae of Aquaculture, 206 - 252.
Wa IBA, , Michael A. Rice. 2014. “Microalgae in Eastern Pacific White Shrimp, Litopenaeus vannamei (Boone 1931) hatcheries: A Review on Roles and Culture Environments”. Asian Fisheries Science 27, 212 - 233