WHO: Ngừng sử dụng kháng sinh trên động vật khỏe mạnh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nông dân và ngành công nghiệp thực phẩm ngừng sử dụng kháng sinh đối với thúc đẩy tăng trưởng và ngăn ngừa bệnh ở động vật khỏe mạnh.
Các khuyến cáo mới của WHO nhằm giúp duy trì hiệu quả của các kháng sinh quan trọng sử dụng cho con người bằng cách giảm việc sử dụng không cần thiết trên động vật. Ở một số nước, khoảng 80% tổng tiêu thụ kháng sinh chủ yếu cho động vật với mục đích thúc đẩy tăng trưởng ở động vật khỏe mạnh.
Việc lạm dụng kháng sinh ở động vật và người đang làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc. Một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở người đã phát triển tính kháng đối với hầu hết hoặc thậm chí kháng tất cả các loại kháng sinh.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: "Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng có thể bùng phát dịch bệnh ở người. Hành động bền vững quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực là rất quan trọng giảm hiện tượng kháng kháng sinh và bảo vệ thế giới an toàn."
Báo cáo khoa học trên tạp chí The Lancet Planetary Health cho thấy những can thiệp hạn chế sử dụng kháng sinh trong sản xuất thực ăn động vật làm giảm vi khuẩn kháng kháng sinh ở những con vật này lên đến 39%.
WHO khuyến cáo việc giảm sử dụng tất cả các loại kháng sinh có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất thức ăn động vật, bao gồm cả việc hạn chế hoàn toàn những kháng sinh này để tăng cường tăng trưởng và phòng bệnh. Những con vật khỏe mạnh chỉ sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh nếu mầm bệnh có ở những động vật khác trong cùng đàn.
Nếu có thể, động vật bị bệnh nên được thử nghiệm kháng sinh đồ để xác định loại kháng sinh có hiệu quả và là liều lượng phù hợp. Thuốc kháng sinh được sử dụng trong động vật nên được lựa chọn từ danh mục thuốc mà WHO đã liệt kê là "ít quan trọng" đối với sức khoẻ con người.
Tiến sĩ Kazuaki Miyagishima, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm và Bệnh Zo ở WHO, cho biết: "Bằng chứng khoa học cho thấy lạm dụng kháng sinh ở động vật có thể góp phần vào sự bùng phát sự kháng kháng sinh. Khối lượng kháng sinh dùng cho động vật đang tiếp tục tăng trên toàn thế giới, do nhu cầu về thực phẩm có nguồn gốc động vật ngày càng tăng, chúng thường được sản xuất ở quy mô thâm canh."
Nhiều nước đã có hành động để giảm việc sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn động vật. Ví dụ, từ năm 2006, Liên minh Châu Âu đã cấm việc sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng. Người tiêu dùng cũng đang yêu cầu thịt không sử dụng kháng sinh và một số chuỗi thức ăn chỉ sử dụng nguồn cung cấp thịt "không có kháng sinh".
Các lựa chọn thay thế sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa bệnh ở động vật bao gồm cải thiện vệ sinh, sử dụng tốt hơn vaccine, và thay đổi các phương thức và mô hình chăn nuôi.