TIN THỦY SẢN

Xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ở Nhật Bản

Xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ở Nhật Bản. Ảnh Internet HUỲNH NHƯ Lược dịch

Ngành thủy sản ở Nhật Bản tập trung phát triển theo chiều sâu nhằm tăng chất lượng tôm cá nuôi, giảm thiểu những tác động đến môi trường và cung cấp nguồn thủy sản tươi sống cho thị trường nội địa.

Xu hướng phát triển nuôi thủy sản tuần hoàn khép kín

Công ty Nippon Suisan Kaisha, hay Nissui, xây dựng một trang trại nuôi tôm trên đất liền ở miền nam Nhật Bản. Mục đích của công ty nhằm phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) cung cấp cho tiêu thụ trong nước, nâng cao chất lượng thịt tôm đáp ứng cho món sushi và sasimi​.

P. vannamei loài tôm được tiêu thụ rộng rãi ở Nhật Bản. Nissui hy vọng sẽ ổn định được nguồn cung cấp tôm trong tương lai do nguồn tài nguyên tôm tự nhiên còn hạn chế và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tôm này sẽ được biết đến với cái tên Shirahime.  Ấu trùng tôm từ nước ngoài sẽ được nuôi bằng nước biển và các lợi khuẩn. Các lợi khuẩn có nhiệm vụ làm sạch nước, qua đó mô hình nuôi tôm không cần thay nước, giúp tôm nuôi phát triển tốt và hiệu quả hơn.

Mô hình nuôi tuần hoàn nước đã được phát triển trên nhiều đối tượng cá nuôi tại Nhật như cá tráp hay cá cam. Nguồn nước được sử dụng có thể là nguồn nước biển sâu khoảng 50m, với lợi thế nhiệt độ nước ổn định và hạn chế tối đa sự phát triển của ký sinh trùng giúp đối tượng nuôi phát triển tốt hơn. Ngoài ra còn sử dụng nguồn nước máy với nhiệt độ ổn đinh đồng thời bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết, sau đó nước được lọc rất kỷ nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của mầm bệnh.

Hiện tại, các nước đang chú trọng phát triển nuôi thủy sản trong nhà với hình thức nuôi siêu thâm canh kết hợp với tăng chất lượng tôm cá nuôi. Trong trường hợp nuôi tôm, ngành công nghiệp này đã phát triển mạnh trên toàn thế giới, đặc biệt ở Châu Á. Nhưng sự phát triển của nó cũng dẫn đến một số vấn đề về môi trường như phá rừng ngập mặn để xây dựng ao nuôi tôm hoặc sự xuống cấp của môi trường ven biển do chất thải từ các trang trại nuôi tôm. Do đó, việc thúc đẩy công nghệ mới có thể giảm thiểu những tác động đến môi trường ngày càng trở nên quan trọng.

Nguyên liệu thức ăn bền vững- hoàn toàn không có bột cá

Việc thay thế nguồn đạm từ bột cá bằng các nguồn đạm thực vật đặt biệt là đậu nành đã và đang được chú ý trong nhiều thập kỷ gần đây, do sự khan hiếm nguồn bột cá làm cho chi phí nuôi cá tăng lên. Giáo sư Shuichi Satoh đã bắt đầu nghiên cứu về tính khả dụng sinh học và các nguyên tố vi lượng trong bột cá. Ông cho rằng các nguyên tố có trong bột các như nitơ và phospho sẽ làm giảm sự hấp thu kẽm từ thức ăn, và là nguyên nhân của hiện tượng thủy triều đỏ. Do đó, thức ăn với hàm lượng bột cá thấp hoặc không có bột cá sẽ thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu sử dụng các nguồn đạm thực vật khác nhau như bắp hay đậu nành. Bước đầu cho kết quả khả quan nhưng vấn đề là các acid phytic và các yếu tố khác làm giảm sự ngon miệng và sự thiếu hụt các acid amin, đặc biệt là taurine, và dẫn xuất các hợp chất có chứa lưu huỳnh như methionine có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Taurine có trong bột cá nhưng hầu hết các nguồn protein động vật thay thế không có và khả năng tổng hợp taurine từ cá biển là rất thấp. Nghiên cứu cá biển sau 40 ngày cho ăn thức ăn hoàn toàn không có bột cá sẽ ngừng phát triển vì chúng không có khả năng chuyển đổi các acid amin như methionine và cysteine thành taurine.

Nghiên cứu chỉ ra rằng taurine cần được bổ sung khi lượng bột cá trong thức ăn giảm đi. Bên cạnh đó khi thay thế bằng nguồn protein thực vật một số loài cá do tập tính ăn có thể không ăn, nhóm nghiên cứu đã bổ sung bằng các bonito peptide, tuy nhiên thức ăn này gây khó tiêu hóa ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá.

Tương lai ngành thủy sản Nhật Bản hướng đến nguồn thức ăn không bột cá tuy nhiên nếu dùng hoàn toàn nguồn đạm thực vật là không thể. Nhóm nghiên cứu hướng đến phát triển các nguồng protein thay thế khác như: bột gia cầm, thịt heo, bột gà và bột lông vũ.

HUỲNH NHƯ Lược dịch