Xử lý nước thải ao nuôi thủy sản bằng Rươi
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học Islamic Azad University, nhằm đánh giá vai trò sinh học của Rươi trong xử lý và tái sử dụng nước thải ao nuôi thủy sản. Đồng thời, cũng đánh giá sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và giá trị dinh dưỡng của Rươi khi sử dụng nước thải thủy sản làm thức ăn.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm sử dụng hai nguồn nước thải khác nhau, được thực hiện trong 8 tuần, nhiệt độ nước 230C. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, được bố trí như sau:
Nghiêm thức 1 (FW) |
Nghiệm thức 2 (NW) |
Nghiệm thức 3 (FNW) |
Nước thải |
Nước thải cá + Rươi |
Nước thải cá Tầm + Rươi |
Kết quả
Xử lý nước thải: Nồng độ một số chất thải trong ao nuôi giảm đáng kể nhất ở nghiệm thức 3. Nghiệm thức 1 có hàm lượng đạm dư thừa cao nhất (37%).
Chất thải |
Đạm (NO3-) |
Nitrite (NO2-N) |
Tan(NH3-N) |
Lân(PO4-P) |
BOD5 |
Tỉ lệ giảm (%) |
56 |
91 |
35 |
47 |
60 |
Sinh khối và giá trị dinh dưỡng của Rươi: Năng suất và tỉ lệ sống của Rươi ở nghiệm thức 2 cao hơn nghiệm thức 3. Tuy nhiên,không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng đặc biệt và cân năng ở cả hai nghiệm thức. Bên cạnh đó, hàm lượng EPA và DHA của Rươi cũng tăng lên đáng kể.
Nghiên cứu này đã chứng minh được lợi ích sinh học của Rươi trong việc loại bỏ các chất thải hữu cơ, tái tạo chất dinh dưỡng, giảm thiểu tối đa biến động môi trường nước, và quan trọng hơn là tái sử dụng nguồn nước. Đồng thời, cũng giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế hơn bằng việc nuôi Rươi kết hợp với một số loài thủy sản khác.