THỦY SẢN

Rùa Quản Đồng

Rùa Quản Đồng Caretta caretta
: Loggerhead turtle
: Caretta caretta
: Đú

Phân loại

Chordata
Reptilia
Testudines
Cheloniidae
Caretta
Caretta carettaLinnaeus, 1758

Đặc điểm

Mai có vẩy, có 5 đôi tấm sườn, chi trước có 2 móng vuốt. Trước trán có 5 vẩy. Màu nâu đỏ nhạt đồng đều. Chiều dài lớn nhất 105cm, thường gặp 60 – 65cm, cao 15cm.

Loài rùa này có chiều dài trung bình khoảng 90 cm (35 in) khi trưởng thành hoàn toàn, mặc dù mẫu vật lớn hơn lên tới 270 cm (110) đã được phát hiện. Loài này có trọng lượng khá cao, con lớn nặng khoảng 135 kg, với những mẫu vật lớn nhất nặng hơn 454 kg (1.000 lb). Màu vỏ dao động từ vàng đến nâu trong màu sắc, và vỏ thường màu nâu đỏ. Không có sự khác biệt về giới tính bên ngoài cho đến khi con rùa trở thành một con lớn, sự khác biệt rõ ràng nhất là con đực trưởng thành có đuôi dày hơn và plastrons ngắn hơn so với những con cái.

Phân bố

Loài này phân bố khắp Việt Nam, nhưng tập trung ở khu đảo Bạch Long Vĩ đến Cát Bà.

Tập tính

Thức ăn chính là các loài nhuyễn thể, giáp xác, cá và cỏ biển.

Sinh sản

Quản Đồng có thể đẻ 170 – 200 trứng mỗi lần. Mùa đẻ chính từ tháng 2 – 5. Hình thức đẻ giống như các loài Rùa Biển khác.

Hiện trạng

Đây là loài thuỷ sinh quý hiếm có trong Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong Công ước CITES, có nguy cơ tuyệt chủng, tuyệt đối cấm đánh bắt, mua bán, vận chuyển, kể cả trứng của chúng.

Tài liệu tham khảo
  1. http://vi.wikipedia.org/wiki/R%C3%B9a_Qu%E1%BA%A3n_%C4%90%E1%BB%93ng
  2. Nguyễn Văn Toàn, 2002. Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ Việt Nam. SUMA

19/04/2012