Gấu nước

: moss piglets hoặc waterbears
: Tardigrade Spallanzani, 1776
:
Phân loại
TardigradeSpallanzani, 1776
Ảnh Gấu nước
Đặc điểm sinh học

Tên gọi "gấu nước" xuất phát từ hình dạng mập mạp và dáng vẻ giống một con gấu tí hon khi quan sát dưới kính hiển vi. Loài này có kích thước trung bình khoảng 0,5 mm và sở hữu bốn cặp chân, mỗi chân có từ bốn đến tám vuốt.

Phân bố
Tập tính

Về cơ bản, để sinh tồn thì gấu nước phải ép hết nước ra khỏi cơ thể và cuộn tròn thành hình cầu và được gọi là tun. Khi cơ thể ở dạng này, gấu nước có thể tồn tại những môi trường khắc nghiệt nhất.

Kỹ năng sinh tồn đặc biệt của gấu nước nằm ở trạng thái tun để khử hết nước. Cụ thể, những chiếc chân của chúng sẽ co lại và cơ thể nhiều đoạn cuộn tròn thành quả cầu nhỏ. Nhờ đó, cơ thể chúng có thể khử đi đến 95% độ ẩm. 

Sự biến đổi có tên anhydrobiosis, nghĩa là sự sống không cần nước. Chính trạng thái này đã giúp chúng “dửng dưng” dù ở bất kỳ môi trường nào.

Sinh sản

Mặc dù một số loài gấu nước sinh sản đơn tính, cả gấu nước đực và cái đều khá phổ biến, với một tuyến sinh dục đơn nằm trên ruột. Chúng đẻ trứng và chủ yếu thụ tinh ngoài. Một số ít loài thụ tinh trong, nhưng phần lớn trứng được để lại để tự phát triển.

Hiện trạng

Gấu nước đã sống sót qua cả 5 lần tuyệt chủng hàng loạt, giúp chúng phát triển nhiều đặc điểm sinh tồn đáng kinh ngạc, bao gồm khả năng chịu đựng những điều kiện có thể gây tử vong cho hầu hết các loài động vật khác.  

Tuổi thọ của gấu nước dao động từ 3–4 tháng ở một số loài đến 2 năm ở những loài khác, chưa kể thời gian chúng ở trạng thái bất động.

Tài liệu tham khảo
Cập nhật ngày 27/02/2025
bởi Spallanzani, 1776
Xem thêm