Ba ba

: Asiatic Softshell Turtle, Southeast Asian Softshell Turtle
: Amyda cartilaginea Boddaert, 1770
: Testudo cartilaginea Boddaert, Trionyx cartilagineus, Trionyx ephippium Theobald, Trionyx nakornsrithammarajensis Nutaphand, Trionyx ornatus Gray, Trionyx phayrei Theobald,  Nam bộ, cua đinh, rùa đinh
Phân loại
Amyda cartilagineaBoddaert, 1770
Ảnh Ba ba
Đặc điểm

Cơ thể lớn, chiều dài mai tới 830mm. Có những nốt sần nhỏ, tròn xếp thành hàng dọc theo bờ trước của mai.

cua đinh, đặc điểm cua đinh, danh pháp cua đinh

Trên mai phủ một lớp da mỏng, rải đều có những nốt sần rất nhỏ. Đầu xám nhạt, lấm tấm những vết vàng nhỏ. Mai màu nâu hoặc xám, có những vết đốm màu vàng và xám đen; ở cá thể non có rất nhiều chấm vàng.

Phân bố

Loài rùa mềm Asiatic, Amyda cartilaginea , chủ yếu tìm thấy ở đông nam Á, ở vùng đất thấp của bán đảo và trên các đảo Sumatra, Java, Lombok và Borneo. Nó có mặt ở tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á ngoại trừ Philipine.

Trong nước: Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Kiên Giang và vùng Nam bộ.

Tương tự như hầu hết các loài rùa mềm trong họ Trionychidae , rùa mềm mềm là các loài nước ngọt. Cua đinh sống ở các kênh rạch, sông, suối, hồ ao và vùng ngập nước, kể cả ruộng lúa nước. 

Tập tính

Ba ba là dộng vật thay đổi thân nhiệt, nhiệt độ thân của ba ba thay đổi từ từ và thường theo sau nhiệt độ không khí.

Chúng thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao... lặn giỏi, có thể bơi ở đáy nước hàng giờ nhờ vùng họng có nhiều mạch máu. Chúng bò nhanh và đi xa vượt qua đê vào đầm hồ, hay từ ao này sang ao khác.

Ba ba phàm ăn nhưng chậm lớn. Chúng thở bằng phổi, sống ở dưới nước là chính, thích chui rúc vào các hang hốc ở bờ kè đá, thường tập trung ở các đoạn sông tiếp giáp các cửa kênh, rạch dẫn nước vào đồng ruộng. Ban đêm yên tĩnh, ba ba hay lên bờ, ban ngày có thể thấy nó nhô đầu lên mặt nước, có khi bò lên bờ.

Ba ba có tính hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát thường chạy chốn khi nghe có tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại. Khi đói chúng ăn thịt lẫn nhau, có khi một con bị thương chảy máu thì các con khác xúm lại cắn xé một cách tàn bạo.

Sinh sản

Ba ba đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong. Cỏ thể kéo dài thời gian thụ tinh tới 6 tháng, nên khi cho đẻ tỉ lệ con đực thường ít hơn con cái.

Mùa sinh sản chính: cuối xuân đầu thu.

Đẻ rộ vào những ngày mưa to, sấm chớp nhiều. Muốn tìm trứng chỉ cần đi ven các bãi sông, ven đầm hồ, ao thấy rõ đất mới và các vết móng đào đất lấp ổ trứng mới đẻ của ba ba cái, lấy que nứa nhẹ nhàng lật những lớp đất mỏng phủ phía trên , thấy lỗ nhỏ, đường kính miệng 4-5cm, sâu 10 - 15cm. Trứng xếp lần lượt từ đáy lên miệng, lúc mới đẻ thường dính vào nhau, vỏ hơi mềm.

Đẻ xong ba ba bò xuống ở nơi gần nhất nghỉ và canh giữ, nhân dân ta thường nói là ba ba "ấp bóng".

Cỡ 2.000g mỗi lứa đẻ 10 - 15 trứng.

Ba ba mẹ đẻ sau 5-7 ngày lại tiếp tục giao phối.

Cỡ 4.000 - 5.000g có thể đẻ 4-5 lứa trong 1 năm. (Đã mổ ba ba nặng cỡ 350g có 400 trứng non).

Thời gian ba ba đẻ ở miền Bắc từ tháng 4-9, đẻ rộ tháng 5,6,7 đôi khi hết tháng 10 dương lịch.

Đường kính trứng cỡ lớn 17 - 20mm, nặng 6-6,5g/quả.

Nhiệt độ đẻ thích hợp là: 25 - 32 (oC)

Hiện trạng

Số lượng ngoài tự nhiên ngày càng suy giảm, ít nhất 20% do săn bắt, chất lượng nơi cư trú suy giảm.

Tài liệu tham khảo

NXB Nông nghiệp

http://www.iucnredlist.org/details/1181/0

Cập nhật ngày 06/12/2017
bởi Tổng hợp
Xem thêm