Kỹ thuật nuôi Tôm thẻ chân trắng

Hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng

Việt Linh

Virus gây hội chứng Taura được phát hiện vào năm 1992 ở Ecuador và nhanh chóng truyền sang các nước Châu Mỹ, châu Á gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm.

Virua Taura là loại virus Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae, có dạng hình cầu 20 mặt, kích thước khỏang 31- 32 nm. Hệ thống gen là một mạch RNA. Virus ký sinh tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi.

Hội chứng Taura thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (L. vannamei = Penaeus vannamei) ở giai đoạn nuôi từ 14-45 ngày tuổi, cỡ 0,05-7,0g. Bệnh cũng có thể nhiễm trên tôm thương phẩm.

Dịch bệnh TSV rất nguy hiểm, thời gian ủ bệnh cao, lan truyền rất nhanh, có thể gây chết từ 40- 95% ở tôm nuôi từ post, tôm giống, tôm giống lớn.

Bệnh TSV cũng có thể nhiễm ở tôm sú (P. monodon), tôm he Nhật Bản (P. japonicus) và một số loại tôm khác.

Triệu chứng của bệnh phổ biến là cơ thể và các bộ phận khác có màu đỏ hoặc đen hồng, biếng ăn, hoặc rúc vào đìa nuôi.

Triệu chứng: tôm bị nhiễm TSV có triệu chứng tương tự như bị bệnh vi khuẩn.

- Tôm yếu, èo uột, vỏ mềm, ruột không có thức ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé bờ, chậm lớn. Gan tụy có màu vàng hơn bình thường; mang, đuôi có thể bị sưng. Thân tôm (đuôi, chân bơi) có màu đỏ nhạt, hồng xám. Khi dùng kính hiển vi quan sát đuôi và chân bơi của tôm sẽ thấy có dấu hiệu hoại tử.

- Ở giai đoạn cấp tính, tôm thường chết trong quá trình lột xác. Theo Việt Linh, trong độ tuổi 30-45 ngày, tôm thẻ chân trắng nhiễm TSV cấp tính có thể chết hàng loạt sau 2-3 ngày bỏ ăn. Đầu tiên thấy xuất hiện tôm chết dưới đáy, sau đó tôm nổi lên mặt nước và có nhiều tôm chết ở rìa ao.

- Nếu tôm sống lột vỏ được, chúng có thể hồi phục và sinh trưởng bình thường, dù vẫn nhiễm liên tục virus.

- Sau giai đoạn cấp tính, biểu bì bị hoại tử sẽ gây nên các đốm đen trên thân tôm, vỏ kitin ở đuôi và chân bơi bị ăn mòn, do vi khuẩn Vibrio spp.

- Tôm nhiễm TSV giai đoạn mạn tính: không có dấu hiệu bên ngoài, mô bệnh chỉ có trong tổ chức lympho của tế bào.

- Virus Taura có thể nhiễm trên tôm sú (P. monodon) gây ra bệnh đỏ đuôi: tôm có màu đỏ ở toàn bộ vùng đuôi quạt và các đốt thân kế tiếp ngược lên phía đầu; Chân bò, chân bơi cũng có màu đỏ. (Theo TS Văn Thị Hạnh)

Chẩn đoán bệnh

- Phương pháp truyền thống: xét dấu hiệu lâm sàng, tác nhân thô, mô học và xét nghiệm sinh học.

- Phương pháp kháng thể: test ELISA, test PCR

Phòng và trị bệnh TSV

Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tương tự như phòng bệnh MBV, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng.

Phòng bệnh hữu hiệu nhất là: chọn con giống không có mầm bệnh sau khi qua kiểm tra PCR hoặc theo phương pháp SPF (specific Pathogen Free).

Thiết kế ao nuôi riêng biệt, làm lưới ngăn giáp xác mang mầm bệnh vào ao, không lấy nước trực tiếp từ nguồn nước chưa xử lý, định kì cho ăn bổ sung các loại thuốc tăng sức đề kháng: vitamin C, khoáng, probiotic.

Khi ao tôm nhiễm bệnh, phải sát khuẩn kĩ, giảm tối thiểu sự lây lan qua các ao khác.

Theo TS. Nguyễn Quang Tề, có thể quan sát thấy như sau:

Hình A: Tôm sú (P. monodon) gây nhiễm bệnh TSV (7/2004) đuôi hơi chuyển màu hồng.

Hình B: Tôm chân trắng (L. vannamei) nhiễm bệnh TSV cấp tính, hôn mê, đuôi đỏ, mép đuôi hoại tử (thu mẫu ở Hải Phòng, 12/2002)

Hình C: Tôm chân trắng thân chuyển màu hồng và đuôi có màu trắng đục (con phía trên)- mẫu thu Hải Phòng 11/2003

Hình D: Tôm chân trắng bị bệnh thân chuyển màu trắng đục (mẫu thu Nam Định, 9/2003)

Theo TS.  DV Lightner (Đại học Arizona - Hoa Kì):

(Nguồn: Thư viện của Anaca)

Hình 1: Tôm yếu, mềm vỏ, đỏ đuôi

Hình 2: Nhìn trên kính hiển vi, thấy đuôi tôm có rìa bị hoại tử

Hình 3, 4: Thân tôm có thể chuyển sang màu trắng đục và luôn có đốm đen do hoại tử

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Tôm thẻ chân trắng

Đặc điểm sinh học Tôm thẻ chân trắng - Litopenaeus vannamei
  1. Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
  2. Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến hai giai đoạn
  3. Hướng dẫn bảo quản nguyên liệu tôm sau thu hoạch bằng nước đá
  4. Kỹ thuật nuôi tôm trong bể nổi
  5. Những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng
  6. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông trong nhà bạt
  7. Một số quy trình xử lý nước thải nuôi tôm
  8. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên 1,1ha
  9. Quản lý bệnh vểnh mang ( Soldier Cap Disorder) trên tôm
  10. Tập tính ăn lọc của cá rô phi và phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm