Phân biệt bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Thanh Vũ - SNNPTNN BẠC LIÊU
Bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ khá giống nhau nếu quan sát bằng giác quan thì phần cơ thịt của tôm đều bị trắng đục. Chính vì vậy, hộ nuôi khó phân biệt để phòng ngừa và trị bệnh phù hợp.
Bệnh đục cơ: thường bắt đầu xuất hiện tôm thẻ 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ. Bệnh này do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước dẫn đến đục cơ và cong thân.
Bệnh hoại tử cơ: Bệnh hoại tử cơ do Infectious myonecrosis virus (IMNV) gây ra.
Thường xuất hiện giai đoạn tôm thẻ trên 45 ngày tuổi, hiện tượng ban đầu phần cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở mức độ nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ này, tôm chết và rớt đáy với tỷ lệ khá cao. Bệnh này hiện nay chưa có thuốc trị, chỉ phòng ngừa là chính.
Ảnh bên trái: Bệnh đục cơ làm phần cơ lưng tôm thẻ trắng đục do thiếu khoáng. Ảnh bên phải Đốt cơ bị trắng đục và hoại tử do (IMNV)
Biện pháp phòng ngừa:
- Bệnh đục cơ: tạt khoáng định kỳ.
- Bệnh hoại tử cơ: diệt khuẩn định kỳ và tránh gây biến động môi trường.
Tài liệu tham khảo
- Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
- Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến hai giai đoạn
- Hướng dẫn bảo quản nguyên liệu tôm sau thu hoạch bằng nước đá
- Kỹ thuật nuôi tôm trong bể nổi
- Những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông trong nhà bạt
- Một số quy trình xử lý nước thải nuôi tôm
- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên 1,1ha
- Quản lý bệnh vểnh mang ( Soldier Cap Disorder) trên tôm
- Tập tính ăn lọc của cá rô phi và phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm