Kỹ thuật nuôi Cá sặc rằn

Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn thương phẩm

Ths. Lê Bình

1. Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn trong ao

a. Chọn lựa địa điểm và diện tích

Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoất nước chủ đông. Bờ ao phải cao hơn mực nước lũ cao nhất là 0,5 m và cải tạo ao...

Diện tích: 200 - 1000 m2, có thể nuôi ở diện tích lớn hơn tùy theo từng hộ nuôi. Ðộ sâu 1 - 1,5 m.

b. Cải tạo ao

- Tát cạn sên vét bùn đáy ao chỉ còn lại 10 - 20 cm.
- Dọn sạch cỏ xung quanh ao, lấp các lỗ mội, diệt sạch cá tạp cá dữ…
- Bón vôi 7 - 10 kg/100 m2.
- Phơi nắng 2 - 3 ngày.
- Bón phân chuồng  30 - 40 kg/100 m2 ao.
- Lấy nước vào ao qua túi lọc mịn (30 - 40 cm).
- Sau 2 - 3 ngày cho phân chuồng phân hủy rồi lấy nước vào cho đủ rồi thả cá.

c.  Chọn và thả giống

Cá khỏe không xây xát, không dị hình, đồng cỡ.
Kích cỡ cá 4 - 6 cm/con
Mật độ thả 15 - 20 con/m2
Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt độ. Trứoc khi thả cần ngâm bao trong ao khoảng 15 - 20 phút.

d. Cho ăn - chăm sóc

Cho cá sặc rằn ăn gồm: cám, bột cá (loại cá tươi hoặc phụ phẩm của nhà máy) xay nhỏ cho cá ăn.
Thành phần: cám 60% + bột cá 40%.
Khẩu phần thức ăn : 5 - 7% trọng lượng cá/ngày.
Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày.
Cho ăn ngày 2 lần.
Có thể bón phân chuồng bổ sung 2 tuần/lần 30 - 40 kg/100 m2 ao để tăng thức ăn tự nhiên cho cá.
Hiện nay, trên thị trưòng có bán thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho cá có vẫy.
Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá.

e. Thu hoạch

Sau 8 - 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 - 150 g/con thì có thể thu hoạch được.

2. Kỹ thuật nuôi trong ruộng lúa

a. Chuẩn bị ruộng

- Chọn ruộng có bờ bao cao hơn đỉnh lũ 0,5 m.
- Có diện tích mương bao 15 - 30% diện tích ruộng.
- Mương bao có bề ngang 2 - 3 m sâu 1 - 1,5 m chạy dài xung quanh ruộng.
- Có vị trí gần kênh rạch để cấp thoát nước.

b. Cải tạo (như phần nuôi trong ao)

- Tát cạn sên vét bùn đáy ao chỉ còn lại 10 - 20 cm.
- Dọn sạch cỏ xung quanh ao, lấp các lỗ mội, diệt sạch cá tạp cá dữ…
- Bón vôi 7 - 10 kg/100 m2.
- Phơi nắng 2 - 3 ngày.
- Bón phân chuồng  30 - 40 kg/100 m2 ao.
- Lấy nước vàoao qua túi lọc mịn (30 - 40 cm).
- Sau 2 - 3 ngày cho phân chuồng phân hủy rồi lấy nước vào cho đủ rồi thả cá.

c. Cá giống

- Mật độ thả 2 - 3 con/m2
- Kích cỡ cá giống 4 - 6 cm/con
- Cá khỏe không xây xát, không dị hình, đồng cỡ.
- Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Cá giống được thả ở mương bao sau đó cho nước ngập ruộng để cá tự kiếm ăn thêm.

d. Cho ăn - chăm sóc

nuôi mật độ thưa không cần phải cho ăn, cá ăn thức ăn sẳn có trên đồng ruộng. Nếu mật độ nuôi cao cần bổ sung nguồn thức ăn từ bên ngoài như:
  Cám + bột cá
Ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn 5 - 7% trọng lượng cá/ngày.
Có thể 2 tuần/lần bón 20 - 30 kg phân chuồng, vừa làm thức ăn cho cá vừa giúp lúa phát triển tốt.
Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá.

e. Thu hoạch

Sau 8 - 10 tháng nuôi cá đạt cỡ 80 - 120 g/con có thể thu hoạch được.

3. Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn kết hợp

Cá sặc rằn là đối tượng thích hợp nuôi ở ruộng cấy lúa mùa một vụ vào mùa mưa vùng ven biển các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang, ... Cá sặc rằn thường được nuôi chung với cá lóc, trê vàng, cá thát lát, rô đồng. Trong đó cá sặc rằn chiếm tỷ lệ 60 - 70 %. Mật độ thả của cá sặc rằn là 1 - 2 con/m2. Cá nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên ở ruộng, thức ăn bổ sung ít được chú ý. Năng suất nuôi đạt từ 100 - 300 kg/ha/năm. Cá sặc rằn cũng thích hợp nuôi ở ao với mô hình nuôi kết hợp (cá - heo, cá - gà, cá - vịt ... ). Có thể áp dụng phương pháp nuôi đơn hoặc nuôi ghép với một số loài cá khác như cá mè trắng, cá hường, rô phi, chép.


Thu họach cá Sặc rằn trong mô hình Heo - cá kết hợp

Đối với mô hình nuôi kết hợp Heo - Cá, mật độ heo thả nuôi dao động từ 120 - 150 con/ha, người nuôi có thể thả ghép giữa cá sặc rằn cùng với 1 số lòai cá khác như hường, rô phi, tai tượng hoặc chép với mật độ 5 - 7 con/m2, sẽ cho kết quả về năng suất nuôi cùng hiệu quả mang lại cho nông hộ rất tốt. Năng suất có thể đạt được dao động từ 3.800 - 4.300 kg/ha sau 6 tháng nuôi.

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Cá sặc rằn

Đặc điểm sinh học Cá sặc rằn - Trichopodus pectoralis
  1. Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn trong ao vùng nhiễm phèn
  2. Kỹ thuật nuôi cá Sặc Rằn
  3. Một số bệnh thường gặp trên cá sặc rằn và cách điều trị
  4. Kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn