Kỹ thuật ương nuôi cá rô phi nước ngọt
Đoàn Quân
Để có đàn giống tốt phục vụ cho nuôi thương phẩm, cần đặc biệt chú trọng đến khâu ương nuôi từ giai đoạn cá bột cho tới cá giống.
Chuẩn bị ao ương
Ao ương có diện tích từ 500-1000m2, có dạng hình chữ nhật. Chất đáy tốt nhất là đất cát hoặc cát pha, độ dày lớp bùn đáy không quá 15cm. Riêng đối với ương cá trắm cỏ thì không cần để bùn đáy vì không phải gây màu nước. Ao có đường cấp và thoát nước chủ động.
Ao được bơm cạn, vét bùn đáy, dùng vôi bột hoặc vôi nung với liều lượng 7-10 kg/100m2. Gia cố bờ ao chắc chắn, tránh để rò rỉ. Nước lấy vào ao cần lọc qua lưới, có thể tiến hành diệt tạp và khử trùng nước bằng Chlorine với liều lượng 3g/m3 nước. Sau khi diệt tạp từ 5-7 ngày có thể gây màu nước và thả cá.
Cá rô phi giống Ảnh: Vũ Mưa
Gây màu nước và ương cá
Tùy vào đối tượng ương nuôi mà tiến hành gây màu nước hoặc không. Khi ương một số loại cá như cá mè trắng, mè hoa, cá chép… cần phải gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên cho cá.
Gây màu nước bằng đạm và lân với lượng 100-200g/100m3 nước theo tỷ lệ N:P là 2:1, bón khi trời có nắng đến khi nước có màu xanh vỏ đậu là có thể thả cá bột xuống ương.
Ở giai đoạn cá bột, cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng hoặc cám gạo nấu chín. Giai đoạn cá hương từ 2cm đến 5-6cm, cá ăn thức ăn của loài vì vậy có thể ương đơn hoặc ương ghép. Cá trắm cỏ giai đoạn này có thể ương với mật độ 3.500-4.000 con/100m2. Hoặc ương ghép với tỷ lệ 70% cá trắm cỏ và 30% cá mè hoa hoặc mè trắng. Cá giống ở giai đoạn từ 6-10 cm hoặc lớn hơn thì ương với mật độ 1.500-2.000 con/m2.
Chăm sóc và quản lý
Đối với cá chép giai đoạn từ 2-3cm ương lên 8-10cm, có thể cho ăn thức ăn nhân tạo với lượng 4 kg/10.000 con/ngày trong 2 tuần đầu và tăng lên ở các tuần tiếp theo. Thành phần chủ yếu là thức ăn xanh và cám gạo. Cá trắm cỏ thức ăn chủ yếu là thực vật, các loại rau, bèo, bổ sung thêm chất bột. Lượng cho ăn từ 40-60 kg/10.000 cá ở giai đoạn ương từ 5-6cm lên 10-12cm.
Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, gây màu nước định kỳ 1 lần/tuần để đảm bảo thức ăn cho cá. Theo dõi cá nổi đầu vào buổi sáng sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh trên cá giống. Phòng bệnh bằng cách bổ sung dinh dưỡng vào thức ăn cho cá, định kỳ dùng vôi với liều lượng 2-6 kg vôi bột/100m3 nước, hòa vào nước té đều xuống ao 2 tuần/lần. Với phân chuồng, cần ủ với vôi với lượng 5-7 kg/100 kg phân trong vòng 20 trước khi bón xuống ao.
>> Để đảm bảo cá giống ít bị hao hụt khi vận chuyển xa, cần luyện ép cá bằng cách dùng trà gai, cào tre kéo khắp ao làm cho ao sục bùn hoặc dùng lưới kéo cá dồn lại góc ao khoảng 20-30 phút rồi lại thả ra, làm liên tục trong vòng 1 tuần trước khi vận chuyển cá.
Tài liệu tham khảo
- Nuôi cá rô phi thương phẩm trong ao ở Hương Sơn
- Kỹ thuật nuôi cá rô phi ở đầm nước lợ
- Nuôi cá rô phi xuất khẩu ở miền Bắc
- Kinh nghiệm nuôi cá rô phi dòng Gift
- Công nghệ chọn giống cá rô phi dòng Gift
- Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm
- Bệnh nguy hiểm do vi khuẩn ở cá rô phi và cách trị
- Kỹ thuật sản suất giống cá rô phi đơn tính đực
- Kỹ thuật nuôi cá rô phi năng suất cao
- Bệnh của cá rô phi và biện pháp phòng trị