Kỹ thuật nuôi Cá rô phi vằn

Kỹ thuật nuôi cá rô phi năng suất cao

Dương Nhựt Long

1/ Yêu cầu kỹ thuật xây dựng ao nuôi

    Diện tích ao nuôi từ vài trăm m2 đến 1 ha, thích hợp là từ 1.000 đến 5.000m2.

    Ðộ sâu hợp lí từ 1,5 2m.

    Ðộ dày bùn đáy 15 20cm.

    Nguồn nước cấp cho ao phải chủ động, chất nước không nhiễm bẩn, không có chất độc, hàm lượng ôxy hòa tan 3mg/l, pH : 6,5 8.

    Bờ ao phải chắc chắn, không cớm rợp, không bị rò rỉ, đáy ao nghiêng về cống thoát một góc 3-5o.

    Hệ thống cấp thoát nước chủ động.

2/ Chuẩn bị ao nuôi

    Tiến hành tháo cạn nước, củng cố lại bờ ao, lấp chỗ rò rỉ, điều chỉnh lớp bùn đáy, tu bổ bờ và cống thoát.

    Tiến hành tẩy trùng ao : Dùng vôi bột với liều lượng 7-15kg/100m2.

    Tiến hành bón lót, gây màu :

        + Phân chuồng ủ kĩ với 2% vôi bột. Lượng bón : 30-50kg/100m2 ao, rải đều khắp đáy ao.

        + Phân xanh (lá mui, lá lạc, lá đậu tương, lá cây hoa trắng) : 30-50kg/100m2 ao, bó thành bó cho xuống ao, khi nào thấy lá rữa hết thì vớt các cọng cứng lên.

    Tháo nước vào ao : Nước lấy vào ao phải được lọc kĩ qua lưới lọc.

        + Nước sau khi lấy vào ao ngâm từ 5-7 ngày rồi tiến hành thả cá.

3/ Thả cá giống

    Thời vụ thả giống :

        + Vụ xuân : tháng 2-3 (dương lịch).

        + Vụ thu : tháng 7-8 (dương lịch).

    Ðối tượng cá giống thả : Cá rô phi đơn tính đực.

    Tiêu chuẩn giống thả : Cá giống thả phải khỏe mạnh, không bị bệnh, không bị dị hình, vây vẩy nguyên vẹn, phát triển cân đối, không sây sát trước khi thả xuống ao.

    Cỡ cá giống thả : Ðối với cá giống lưu của năm trước : cỡ 20 25g/con; đối với cá giống trong năm: cỡ 5-10g/con.

    Phương pháp thả giống : Ðối với giống được vận chuyển bằng bao bơm ôxy : để nguyên cả bao cá thả xuống ao, quay đảo đều bao từ 5-10 phút, mở bao cho thêm nước vào rồi thả cá từ từ ra ao.

    Mật độ thả : 2-3 con/m2.

4/ Chăm sóc quản lí

    Bón phân gây màu (tạo thức ăn tự nhiên cho cá).

        + Phân chuồng ủ kĩ với 2 % vôi bột bón 20-30 kg/100m2/tuần.

        + Phân xanh : 20-25kg/100m2/tuần.

        + Phân vô cơ : Bón bổ sung có tác dụng gây màu nước nhanh, sử dụng khi ao chậm lên màu.

        - Lượng : 0,4kg đạm + 0,2kg lân/100m2.

        - Cách bón : Hòa tan đều phân vô cơ với nước sau đó tạt đều lên mặt ao, bón vào buổi sáng ngày có nắng.

Thức ăn tinh :

        + Bao gồm cám gạo, cám ngô, khoai, sắn, bột cá, bột đậu tương, bã đậu, phụ phẩm nông nghiệp....

        + Thức ăn tinh cần được nấu chín, đặc, trước khi cho cá ăn. Rải thức ăn vào sàn ăn hoặc những vùng đáy ao sạch. Nên cho ăn tập trung tại những vị trí cố định trong ao. Nếu không có điều kiện nấu chín dùng khoảng 15% bột mỳ làm chất kết dính, trộn đều, cho nước vừa ướt và nắm thành từng năm cho cá ăn.

    Thức ăn xanh : các loại rau, bèo, cỏ, rong...

        Ðể nuôi cá đạt năng suất và hiệu quả cao, cần cho ăn theo một số công thức sau:

Công thức Nguyên liệu
Cám gạo Bột cá Bột đậu tương Bột ngô Vitamin
I 77 23 0 0 0
II 70 0 30 0 0
III 49 15 10 25 1

    

    + Ðể giảm bớt chi phí thức ăn chúng ta nên áp dụng mô hình nuôi cá trong hệ VAC, tận dụng chất thải của chuồng và phụ phẩm của vườn.

    + Khẩu phần thức ăn :

        - Giai đoạn đầu cho ăn 5-7% trọng lượng thân cá.

        - Giai đoạn sau (cá >100g/con) : cho ăn 2-4% trọng lượng thân cá.

        - Thời gian cho ăn : sáng cho ăn vào lúc 7-8 giờ, chiều cho ăn vào lúc 15-16 giờ.

Quản lí ao nuôi :

        + Hằng tháng kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá để cung cấp thức ăn cho hợp lí

        + Ghi chép chi tiết các vấn đề có liên quan trong suốt quá trình nuôi.

        + Khi phát hiện cá bị bệnh hoặc các hiện tượng bất thường diễn ra của ao nuôi phải chữa trị kịp thời.

        + Duy trì mức nước ổn định trong suốt quá trình nuôi.

        + Theo dõi chặt chẽ màu nước ao trong quá trình nuôi để có kế hoạch bón phân hợp lí (nước ao có màu xanh nõn chuối hoặc vỏ hạt đậu xanh là được).

5/ Thu hoạch

    + Thu hoạch toàn bộ : thu bằng lưới trước khi tháo cạn.

    + Cá rô phi đơn tính nuôi sau 5 tháng có thể đạt trọng lượng 400-600 g/con, tỉ lệ sống đạt 70-80%, năng suất đạt 8-10 tấn/ha/vụ nuôin
 

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Cá rô phi vằn

Đặc điểm sinh học Cá rô phi vằn - Oreochromis niloticus
  1. Nuôi cá rô phi thương phẩm trong ao ở Hương Sơn
  2. Kỹ thuật nuôi cá rô phi ở đầm nước lợ
  3. Nuôi cá rô phi xuất khẩu ở miền Bắc
  4. Kinh nghiệm nuôi cá rô phi dòng Gift
  5. Công nghệ chọn giống cá rô phi dòng Gift
  6. Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm
  7. Bệnh nguy hiểm do vi khuẩn ở cá rô phi và cách trị
  8. Kỹ thuật sản suất giống cá rô phi đơn tính đực
  9. Bệnh của cá rô phi và biện pháp phòng trị
  10. Kỹ thuật ương nuôi cá rô phi nước ngọt