Chuyên đề: Bệnh xảy ra phổ biền trên tôm vào mùa nóng.
Nimda
Hiện tại cả nước đang bước vào giai đoạn nuôi chính vụ, thời tiết nắng nóng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Người nuôi cần lưu ý đến sự thay đổi của nhiệt độ nước và sức ăn của tôm để có biện pháp quản lý thích hợp.
1. Ảnh hưởng của nắng nóng đến tôm.
Nắng nóng kéo dài làm nhiệt độ nước tầng mặt tăng cao nhưng tầng đáy không thay đổi nhiệt độ làm tôm dễ sốc nhiệt độ. Tôm dễ bị mẫn cảm với mầm bệnh.
Với tôm sú nhiệt độ trên 30°C tôm phát triển nhanh nhưng rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh MBV (Monodon baculovirus). Nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, nhiệt độ trong ngày nếu biến động hơn 3oC - 5oC sẽ làm cho tôm giảm ăn.
2. Bệnh thường gặp vào mùa nóng.
Vào mùa nóng tôm thường nhiễm những bệnh liên quan Gan-Ruột như: EMS, phân trắng, Đục cơ kết hợp với cong thân.
• Bệnh EMS.
Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm nuôi làm chết tôm hàng loạt. Nguyên nhân, do nhiệt độ cao và biến đổi phù hợp cho vi khuẩn Vibrio spp phát triển, các chủng vi khuẩn này sinh ra độc tố làm mô tế bào bị phá hủy, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và gan tụy tôm, gây ra hiện tượng chết hàng loạt hoặc bệnh phân trắng trên tôm.
• Bệnh đục cơ kết hợp với cong thân.
Khi trời nắng nóng, nếu tác động cơ học đột ngột như bật, tắt quạt nước đột ngột, chài kéo,vận chuyển hoặc kiểm tra tôm bằng nhá, vó gây sốc cho tôm gây ra hiện tượng đục cơ kết hơp cong thân trên tôm.
• Bênh phân trắng.
Ngoài nguyên nhân do chủng Vibrio gây ra, bệnh phân trắng còn xảy ra khi nhiệt độ nước tăng cao, ao nuôi với mật độ cao nhiều chất dinh dưỡng. Tạo điều kiện phát triển nhiều loại tảo độc như tảo lam, tảo đỏ có roi, tảo giáp... Khi tôm ăn phải nhất là tảo lam tôm dễ mắc bệnh liên quan đường ruột và gan.
3. Giải pháp khắc phục khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, nắng gắt.
- Luôn giữ mực nước 1.5-1.7m để ổn định nhiệt độ cho ao nuôi. Ươm nuôi tôm trong nhà bạt để kiểm soát nhiệt độ nước.
- Tăng cường chạy quạt để giảm sự phân tầng nhiệt độ và cung cấp đầy đủ oxy cho ao nuôi.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm trong những ngày nắng gắt hoặc mưa âm u. Bổ sung Vitamin C, βglucan.. nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm trong những ngày thời tiết bất thường.
- Giảm 30-50% lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nắng gắt, mưa âm u nhiều ngày.
- Bổ sung men vi sinh+mật đường ủ trong 3-6 tiếng để cung cấp vi khuẩn có lợi và kiểm soát vi khuẩn có hại trong ao nuôi.
Tài liệu tham khảo
- Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
- Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến hai giai đoạn
- Hướng dẫn bảo quản nguyên liệu tôm sau thu hoạch bằng nước đá
- Kỹ thuật nuôi tôm trong bể nổi
- Những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông trong nhà bạt
- Một số quy trình xử lý nước thải nuôi tôm
- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên 1,1ha
- Quản lý bệnh vểnh mang ( Soldier Cap Disorder) trên tôm
- Tập tính ăn lọc của cá rô phi và phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm