Kỹ thuật nuôi Tôm thẻ chân trắng

Làm gì để bảo vệ tôm trước bệnh đốm trắng?

Theo Bayer

Cho đến nay, đốm trắng (WSSV) được xem là bệnh nguy hiểm nhất đối với nghề nuôi tôm. Khi bệnh đã xảy ra thì chỉ còn cách thu hoạch khẩn cấp. Vậy người nuôi cần làm gì để bảo vệ tôm trước bệnh đốm trắng?

Chọn thời điểm thả và con giống

- Tránh thả tôm vào vụ nghịch (mùa lạnh hoặc giai đoạn nhiệt độ biến động bất thường).

- Mua con giống ở trại giống uy tín (nơi có sự kiểm soát chất lượng đầu vào tôm bố mẹ và đầu ra con giống). Nếu có thể, yêu cầu trại giống ương liên tiếp 7 ngày trước khi xuất bán ở 32oC. Khi đó, con giống sẽ không mang mầm bệnh đốm trắng (theo GS Chalor Limsuwan).

- Gửi mẫu kiểm tra con giống trước khi mua. Lưu ý là kết quả âm tính không đồng nghĩa với tôm không mang mầm bệnh vì máy PCR chỉ phát hiện virus với ngưỡng nhất định.

- Nếu thả nhiều ao, người nuôi nên chia thành vài đợt và sử dụng các nguồn giống khác nhau. Điều này giảm được nguy cơ xảy ra bệnh đồng loạt.

Chủ động phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi

- Diệt hết các loài giáp xác (cua, còng, tôm dại) có khả năng mang mầm bệnh đốm trắng. 

- Thiết lập hàng rào ngăn còng xung quanh ao và lưới đuổi chim phủ toàn ao.

- Quản lý môi trường ao nuôi cẩn thận trong 45 ngày đầu. Hầu hết những ao tôm xảy ra đốm trắng đều có khí độc xuất hiện trong giai đoạn chuẩn bị ao, do việc cải tạo ao không được kỹ, ao không có tảo phát triển ổn định, có tảo đáy chết và ao nghèo dinh dưỡng. Khí độc (NH3, NO2, H2S) khiến tôm yếu và mẫn cảm với bệnh. Và khi nhiệt độ thấp hơn 28oC dịch bệnh đốm trắng nổ ra. Đây là giai đoạn khó khăn đối với tôm do chuyển từ bể ương được chăm sóc kỹ sang ao nuôi với nhiều thay đổi.

- Trong quá trình nuôi hạn chế việc thay nước thường xuyên trong ao, nên xử dụng lượng nước đã cấp ban đầu, định kỳ bổ sung vi sinh vào ao nuôi và cấp thêm nước đã qua xử lý khi cần thiết.

- Nhằm tránh lây lan mầm bệnh giữa các ao, tốt nhất không nên sử dụng chung các dụng cụ với nhau (lưới, vợt, thuyền...), nếu đã dùng chung thì các dụng cụ đó phải được sát khuẩn và phơi khô trước 1 ngày. Ngoài ra, sau khi người nuôi đã lội xuống ao xong thì phải tắm rửa sạch sẽ và không nên tiếp xúc với thức ăn, lội xuống ao khác.

- Khi các ao khác trong trại hoặc các ao xung quanh xảy ra đốm trắng, người nuôi cần chủ động ngưng qui trình vi sinh để chuyển sang dùng chất sát trùng Virkon® A (liều 1-1,2 kg/1.000 m3 nước) nhằm loại bỏ mầm bệnh có thể đã lây lan theo đường nước, cua còng, chim hay dụng cụ dùng chung vào ao. Đồng thời trộn vitamin C dạng bọc (Aqua C®) vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm và cải thiện môi trường (giảm khí độc, ổn định độ kiềm) trong suốt thời gian này.  

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, người nuôi cần nỗ lực thực hiện đến mức có thể các biện pháp trên. Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, các trại giống chưa "bao" con giống trong tháng nuôi đầu như ở Thái Lan, người nuôi nên tập trung nhiều hơn nữa vào việc quản lý môi trường ao nuôi thật tốt để giảm thiểu nguy cơ xảy ra bệnh đốm trắng. 

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Tôm thẻ chân trắng

Đặc điểm sinh học Tôm thẻ chân trắng - Litopenaeus vannamei
  1. Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
  2. Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến hai giai đoạn
  3. Hướng dẫn bảo quản nguyên liệu tôm sau thu hoạch bằng nước đá
  4. Kỹ thuật nuôi tôm trong bể nổi
  5. Những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng
  6. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông trong nhà bạt
  7. Một số quy trình xử lý nước thải nuôi tôm
  8. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên 1,1ha
  9. Quản lý bệnh vểnh mang ( Soldier Cap Disorder) trên tôm
  10. Tập tính ăn lọc của cá rô phi và phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm