TIN THỦY SẢN

64 năm “Gây dựng ngành thủy sản”

Nghề cá nói riêng và ngành thủy sản nói chung đang trở thành nên kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam Hồng Huyền

Kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống ngành thủy sản (01/04/1959 – 01/04/2023).

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg chính thức lấy ngày 01 tháng 4 hàng năm là Ngày truyền thống Ngành Thủy sản.  

Hay là ngày truyền thống nghề cá của ngành thủy sản Việt Nam.  Mong muốn người dân yêu nghề cá, ngành thuỷ sản Việt Nam, yêu quê hương đất nước. Động viên người dân hăng say lao động để phát triển ngành thuỷ sản nước ta lớn mạnh, làm giàu đẹp đất nước và bảo vệ tổ quốc. Và cuối cùng là tuyên dương những cá nhân, tổ chức đã có thành tích tốt trong phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam. 

Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, khai thác các đối tượng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái. 

Sau nhiều năm, nuôi trồng thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển các đối tượng nuôi đa dạng ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, lợ và biển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và hài hoà với các ngành kinh tế khác.

Ngành thủy sản đã trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, khai thác các đối tượng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu,...

Chế biến xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển rất nhanh, tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới. Nhờ đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất của các thị trường quan trọng, tạo được uy tín và đứng vững trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga… 

Qua 64 năm, xây dựng và phát triển, ngành Thủy sản đã có nhiều bước phát triển to lớn, tăng trưởng vượt bậc về nuôi trồng, khai thác, chế biến, mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế.

Ngành thủy sản trong năm 2022 với kim ngạch cao nhất trong những năm qua, đưa ngành thủy sản của Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới 

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 là một điều đáng chú ý. Ước đạt kỷ lục với khoảng 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8,89 tỷ USD), tăng 22,2% so với kế hoạch (9 tỷ USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt 4,1- 4,2 tỷ USD (tăng khoảng 13% so với năm 2021); cá tra đạt 2,35 tỷ USD (tăng khoảng 70% so với năm 2021). 

Việc cán mốc 11 tỷ USD trong lĩnh vực XK đã giúp khẳng định thành tựu của ngành thủy sản trong năm 2022 với kim ngạch cao nhất trong những năm qua, đưa ngành thủy sản của Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới với hơn 170 thị trường XK, mức kỷ lục trong lịch sử. Thứ trưởng Bộ NN&PT cho biết, điều này sẽ là nền tảng để Bộ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản trong công tác điều hành đầu năm 2023, thời điểm được dự báo kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. 

Bên cạnh những hiệu quả đạt được về khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản thì ngành thủy sản vẫn luôn chú trọng hướng đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cụ thể, đã có nhiều phong trào thả nguồn lợi thủy sản về tự nhiên diễn ra ở tất cả các địa phương, đặc biệt vào ngày 1 tháng 4 hàng năm. 

Tương tự, để thực hiện tốt công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản Hướng tới Lễ kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4/1959 - 01/4/2023). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện phát động toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản. 

Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là một trong những nội dung quan trọng nhằm góp phần phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản

Cụ thể, tổ chức hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vào vùng nước tự nhiên một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thời phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. 

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã ban hành “Tài liệu hướng dẫn quy trình thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản”. Tài liệu này nhằm hướng dẫn quy trình thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.  

Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đã và đang xác định công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản là một trong những nội dung quan trọng nhằm góp phần phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản, hy vọng các chương trình này luôn được duy trì trỡ thành ngày lễ truyền thống, nét văn hóa đối với ngành thủy sản nói riêng và người Việt Nam nó chung. 

Là cờ tung bay phấp phới tượng trưng cho nền thủy sản Việt nam tương lai tiếp tục phát triển và thành công 

Hôm nay, kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống ngành thủy sản (01/4/1959 – 01/4/2021). Chúng ta là thế hệ sau phải tiếp nối sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng sống cho bà con nông, ngư dân, đưa đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương. 

Hồng Huyền