Ảnh hưởng tảo độc đến ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Một báo cáo mới đây vừa cho thấy ảnh hưởng của các loại tảo độc đối với các giai đoạn của ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Vi tảo là một thành phần không thể thiếu của các hệ sinh thái thủy vực nói chung và hệ sinh thái biển nói riêng do chúng là một trong những nguồn chính tạo ra năng suất sơ cấp cho các hệ sinh thái này. Phần lớn các loài tảo đều có lợi, tuy nhiên một số loài tảo lại cực kỳ có hại do bản thân các loài tỏa này có khả năng sản sinh ra một số độc tố gây nên các chứng bệnh cho người và động vật.
Tảo Cochlodinium polykrikoides và Chattonella spp là 2 loài tảo chịu trách nhiệm chính cho sự nở hoa ở dọc các bờ biển của Mexico. Những vi tảo này có khả năng tạo ra các hợp chất độc hại như nhóm chất có tên gọi là Reactive Oxygen Spcecies, độc tố giống như brevetoxin: nitric oxide, axit béo không no bão hòa, có thể gây hại cho động vật biển.
Những báo cáo trước đây cho thấy tảo Cochlodinium polykrikoides là tác nhân chính hủy diệt các rạn san hô khi chúng phát triển quá mức hoặc nở hoa. Còn Chattonella spp đã được báo cáo là loài tảo nở hoa do môi trường giàu dinh dưỡng, gây ra tình trạng thiếu oxy máu, tiết ra độc tố PSP, ASP làm giảm sinh trưởng của tôm nuôi, gây bệnh hoặc trực tiếp giết chết tôm.
Tuy nhiên, còn khá ít thông tin về tác động của các loài vi tảo có hại này đối với các loài động vật phù du.
Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của vi tảo Cochlodinium polykrikoides và Chattonella spp. phân lập từ Vịnh California được đánh giá trên các giai đoạn ấu trùng của tôm thẻ Litopenaeus vannamei.
Ảnh hưởng của vi tảo đến ấu trùng tôm
Một vài thử nghiệm sinh học được thực hiện trên ấu trùng tôm thẻ chân trắng từ giai đoạn nauplii đến zoea. Giai đoạn Nauplii của tôm thẻ Litopenaeus vannamei được đặt trong bể và mỗi bể được thêm vào với nồng độ tế bào vi tảo khác nhau (0,5, 3, và 6 × 103 cell mL/l) của Cochlodinium polykrikoides, Chattonella subsalsa, Chattonella marina đã được thêm vào. Chaetoceros calcitrans và Tetraselmis suecica là 2 loài không độc hại được sử dụng làm đối chứng.
Trong thử nghiệm tỷ lệ tử vong cao hơn đã được quan sát thấy khi ấu trùng tôm thẻ chân trắng L. vannamei đạt đến giai đoạn zoea. Sự gia tăng đột ngột tỷ lệ tử vong cao nhất là nghiệm thức C. polykrikoides ở giai đoạn đầu của giai đoạn zoea, tiếp theo là Chattonella marina (LT50 ~ 1 ngày) và sau đó là ấu trùng tôm có bổ sung vi tảo độc Chattonella subsalsa (LT50 1 ngày 19 h).
Nghiên cứu này cho thấy ấu trùng L. vannamei có thể bị ảnh hưởng bởi các loại tảo độc C. polykrikoides và Chattonella spp. tỉ lệ tử vong gần 100% trong giai đoạn zoea, khi chúng bắt đầu ăn thực vật phù du.
Hoạt động của con người là nguyên nhân khiến tảo phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Chúng bùng nổ và nở hoa nhờ nước chứa phân bón hóa học và các loại chất thải giàu nitơ mà những dòng sông mang ra biển. Phần lớn tôm được nuôi trong các ao nuôi trên đất liền gần hoặc sát bờ biển. Nước thải từ các ao nuôi tôm được thải ra hệ sinh thái ven biển. Các thành phần chính trong nước thải của trang trại nuôi tôm là chất hữu cơ chủ yếu ở dạng hạt từ các nguồn khác nhau, cũng như nitơ và phốt pho ở cả dạng hữu cơ, vô cơ, và chất rắn lơ lửng. Đây là những chất dinh dưỡng cho tảo và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loài tảo độc. Do đó giảm thiểu nước thải và chất thải ô nhiễm trong nuôi tôm ra hệ sinh thái cũng góp phần bảo vệ nguồn gen tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên.