TIN THỦY SẢN

Biện pháp quản lý để phòng bệnh cho cá tra nuôi

Ảnh minh họa TH

Bài viết cung cấp một số hướng dẫn cơ bản giúp phòng, chống dịch bệnh trên cá tra nuôi thương phẩm.

Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở nuôi cá thương phẩm.

Thực hiện các khâu chuẩn bị ao nuôi thật kỹ, kiểm tra chất lượng nước trước khi cấp vào ao

Yêu cầu nguồn nước cấp vào ao nuôi cá tra:


Chọn con giống và thả giống: 

- Con giống: nguồn gốc, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Kích cỡ cá thả nuôi có chiều dài từ 12-14cm

- Mật độ thả nuôi: 40 - 50 con/m2

Mùa vụ thả giống: lịch mùa vụ hàng năm

Quản lý chăm sóc: 

Quản lý cho ăn

- Điều kiện thời tiết biến động, dịch bệnh, . . .  có thể giảm khẩu phần cho ăn . 

- Khi cho ăn, phải đảm bảo toàn bộ số cá trong ao đều ăn được, kiểm tra hạn chế thức ăn dư thừa, rơi vãi.

- Bổ sung thêm vitamine C, E, A, khoáng Se vào thức ăn. Nên bổ sung vào buổi sáng, khi cá còn nhỏ thì tần suất bổ sung là 2-3 ngày/lần, khi cá lớn thì bổ sung hàng ngày 

- Kết hợp sử dụng Probiotic để xử lý ô nhiễm nước ao, chu kỳ 5-7 ngày/lần.

- Hàng ngày theo dõi họat động bắt mồi, tình trạng sức khỏe của cá và chất lượng nước trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn.

- Vệ sinh dụng cụ, phương tiện phục vụ cho ăn hàng ngày trước và sau khi sử dụng.

- Không sử dụng thức ăn bị ẩm, mốc cho cá ăn.

Quản lý môi trường

Xử lý môi trường nước ao bằng hóa chất, chế phẩm sinh học định kỳ : 5-7 ngày / lần.

- Thay một phần nước trong ao hoặc cấp bổ sung nước mới (20 – 30 %) – Giảm lượng thức ăn của ngày hôm trước 

- Kiểm tra chất lượng nước trước khi tiến hành xử lý nhằm xác định loại, lượng vật tư hóa chất cần thiết và công tác xử lý được an toàn cho cá.

- Tạt vôi Cao : 1 Kg / 150 – 200m3 – Nâng pH, làm trong nước, bổ sung khoáng.

CaCO3 : 1 Kg / 250 – 350 m3 – Ổn định pH, làm trong nước, bổ sung khoáng.

- Xử lý hóa chất sau khi thực hiện xong việc xử lý vôi ít nhất 1,5 giờ.

- Bổ sung chế phẩm sinh học cho ao nuôi sau khi xử lý hóa chất 2 – 3 ngày. Việc bổ sung chế phẩm sinh học cho ao, cần thực hiện sau khi điều trị bệnh cá bằng thuốc kháng sinh. Sử dụng chế phẩm sinh học ngay từ đầu vụ nuôi.

- Trong trường hợp khẩn cấp (NH3-N, NO2,…cao), có thể dùng các biện pháp kết hợp sau để xử lý:

  • Giảm khẩu phần ăn, bổ sung emzym vào thức ăn
  • Xử lý Yucca với liều ghi trên bao bì
  • Tăng khẩu phần ăn trở lại bình thường khi môi trường ổn định.

- Xi phông đáy ao vào giữa vụ nuôi ở tháng thứ 3-5, mỗi tháng thực hiện 1 lần.

Quản lý dịch bệnh:

Định kỳ 1 tháng/ lần, thu mẫu 10 cá thể của mỗi nhóm để quan sát ngoại hình, ngoại ký sinh trùng trên da, mang, vây. Mỗ tất cả các cá thể để quan sát và đánh giá gan, thận, lách, thức ăn trong ruột, nội ký sinh trong ruột,... để đưa ra các cảnh báo và biện pháp phòng bệnh thích hợp.

Xỗ nội ngoại ký sinh định kỳ 1 tháng/lần. Trước và trong  khi xỗ nên : giảm bớt 30 – 40 % khẩu phần ăn của cá và  kết hợp với việc xử lý hóa chất có chức năng tiêu diệt được ký sinh trùng đeo bám bên ngoài.


TH