Bước đầu triển khai nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn ở Cà Mau
Dựa trên nhu cầu sản xuất thực tế của bà con nông dân trong tỉnh Cà Mau, đặc biệt là các vùng ngập mặn như huyện Ngọc Hiển về xây dựng mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển ứng dụng khoa học kỹ thuật để đánh giá hiệu quả, hoàn thiện tài liệu kỹ thuật.
Trên cơ sở đó, dự án “Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp với cua biển dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” được triển khai với tổng diện tích 235,7 ha (98,5 ha diện tích mặt nước) tại khóm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cà Mau 43 » Diễn đàn bán đảo Cà Mau Rạch Gốc B, thị trấn Rạch Gốc, tổng thời gian thực hiện 12 tháng.
Bao gồm có 56 hộ thành viên tham gia, mỗi hộ có diện tích giao động từ 02 – 09 ha. Trong quá trình thực hiện dự án thành lập 01 Hợp tác xã để tổ chức sản xuất.
Mô hình nuôi bao gồm khu vực ương tôm, ương cua riêng biệt và khu vực vuông nuôi quảng canh tôm cua kết hợp dưới tán rừng. Đối với hình thức ương cua và tôm thì được xử lý diệt khuẩn ao ương, nước nuôi và chủ động cung cấp thức ăn. Tôm cua sau khi ương đạt kích cỡ mong muốn thì được thả vào vuông nuôi kết hợp, sau thời gian thả nuôi tôm sú từ 4 - 5 tháng (02 vụ, 04 đợt nuôi), tôm đạt kích cỡ từ 25 - 30 con/kg; cua đạt kích cở từ 2-4 con thì tiến hành thu hoạch.
Kết quả thực hiện của dự án như: (1) Tổng sản lượng tôm sú 31.360/29.550 tấn, đạt cao hơn so với mục tiêu của dự án đề ra, kích cỡ trung bình 28,5 con/kg đạt mục tiêu của dự án (30-25 con/kg). (2) Năng suất tôm đạt 318 kg/ năm, cao hơn năng suất bình quân của dự án (Tỷ lệ số đạt 18,05%). (3) Tổng sản lượng cua biển 13.620 tấn, đạt 92,18% so với mục tiêu của dự án, kích cỡ thu hoạch 3 con/kg đạt mục tiêu của dự án (2-4 con/ kg). (4) Năng suất cua đạt 138,05 kg/năm, tỷ lệ số đạt 16,59%.
Dự án tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa đối tượng nuôi trên cùng một diện tích, bên cạnh đó nuôi theo hình thức này tôm, cua không nhiễm kháng sinh, hóa chất nên đáp ứng tốt yêu cầu trong an toàn thực phẩm.
Hiệu quả kinh tế của của dự án còn giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân trong vùng dự án góp phần thực hiện tốt công tác nhân rộng trong thời gian tới giúp phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Hiệu quả kinh tế của của dự án còn giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân trong vùng dự án góp phần thực hiện tốt công tác nhân rộng trong thời gian tới giúp phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, môi trường, tình hình bệnh trên tôm cua xãy ra, tình hình dịch bệnh trên người xãy ra trên toàn cầu. Nhưng với quy trình kỹ thuật nuôi tôm – cua 2 giai đoạn đã giúp tôm- cua nuôi thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, tỉ lệ sống và năng suất đều cao hơn so với các hộ sản xuất truyền thống khác,... người dân địa phương có đề xuất cần thiết tục thực hiện dự án để hỗ trợ quy trình kỹ thuật cũng như nuôi kết hợp nhiều đối tượng trong cùng diện tích để nâng cao thu nhập, giúp người dân phát triển kinh tế như tình hình khó khăn hiện nay.
Trên cơ sở đó có thể nhân rộng mô hình nuôi cho các vùng lân cận có điều kiện nuôi thích hợp, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững, từng bước giúp người nuôi tiếp cận khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào trong sản xuất.