TIN THỦY SẢN

Cách tính kích thước tôm thẻ chân trắng một cách đơn giản

Biết được kích cỡ tôm giúp người nuôi dễ dàng xây dựng kế hoạch tiếp theo cho vụ nuôi của mình. PDT

Kích thước trong nuôi tôm là một trong những chỉ số đánh giá sự thành công của một vụ nuôi. Khi biết được kích thước của tôm, người nuôi có thể xác định được lợi nhuận nhận được trong một vụ mùa.

Khi biết được kích cỡ tôm trong ao, người nuôi có thể từ đó tiến hành lập kế hoạch cho ăn phù hợp, xác định giá bán khi thu hoạch và đánh giá hiệu suất nuôi tôm có được thực hiện đúng cách hay không.

Kích thước tôm được xác định như thế nào?

Kích thước tôm có thể được xác định bằng cách đếm số lượng tôm trên 1kg. Số kích thước càng nhỏ thì tôm càng nặng và lớn. Kích thước tôm có thể được xác định bằng cách đếm số lượng tôm trên 1kg. Ví dụ: nếu có 90 con tôm trong 1 kg thì được gọi là “cỡ 90”.

Thông thường, trong quá trình nuôi, tôm cỡ 100 đã có giá trị thương mại, có thể xuất bán ra thị trường. Người nuôi nên tiến hành thu hoạch từng phần, sau đó có thể thu hoạch những con tôm đạt cỡ 90, cỡ 50,…

Làm thế nào để tính kích thước tôm thẻ chân trắng?

Việc tính toán kích thước tôm thẻ chân trắng sẽ không quá khó đối với bà con. Thông thường, kích thước tôm được đo định kỳ trong quá trình nuôi ở một số giai đoạn hậu ấu trùng (tôm bột) và khi thu hoạch. Cả hai đều được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu.


Sau khi lấy một số con tôm để lấy mẫu bằng lưới hoặc vợt, bà con có thể tính kích thước theo công thức:

Ví dụ, nếu lấy mẫu ở giai đoạn hậu ấu trùng cỡ 50 và trọng lượng cơ thể trung bình của tôm thu được là 15 gam. Khi đó, phép tính kích thước như sau:

Kích thước = 1000 gram/15 gram = 66,67

Vậy, kích thước tôm tính được là 66,67 con/kg.

Mẹo để đạt được kích thước tôm tối ưu

Đảm bảo chất lượng nước luôn ở mức tối ưu

Mẹo đầu tiên để đạt được kích thước tôm tối ưu là đảm bảo rằng tất cả các thông số chất lượng nước luôn nằm trong phạm vi tối ưu. Chất lượng nước kém có thể cản trở sự phát triển của tôm. Hơn nữa, những thay đổi đột ngột về chất lượng nước có thể gây căng thẳng cho tôm.

Lấy mẫu tôm giúp người nuôi nắm bắt thông tin tổng quát về đàn tôm

Chọn hậu ấu trùng chất lượng cao

Về bản chất, việc lựa chọn hậu ấu trùng chất lượng cao là chìa khóa giúp cho vụ nuôi thành công, bao gồm cả việc tôm đạt được kích cỡ tối ưu. Việc lựa chọn không phù hợp hoặc chọn từ các cơ sở không đủ uy tín, chất lượng có thể xảy ra tình trạng tôm chậm lớn, tôm yếu ớt và dễ mắc bệnh hơn, gây khó khăn cho việc tối ưu kích cỡ tôm.

Bên cạnh đó, khi thả tôm giống không đúng cách cũng có thể gây cản trở sự phát triển tối ưu của tôm. Ví dụ, cho tôm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá nhiều, thả tôm giống mà không thực hiện bước chuẩn bị trước cho tôm thích nghi, không kiểm tra chất lượng nước trước khi thả và thả tôm với mật độ dày đặc.

Thường xuyên theo dõi, quản lý ao nuôi

Việc thực hiện quản lý vận hành tốt ao nuôi tôm cũng là một yếu tố quyết định đến việc tôm có đạt được kích cỡ tối ưu hay không. Điều này bao gồm quản lý thức ăn, kiếm soát chất lượng nước và hoạt động chăm sóc tôm hàng ngày.

Vớt tôm. Ảnh: Tép Bạc

Đảm bảo dinh dưỡng cho tôm

Khi tiến hành nuôi tôm thẻ chân trắng với mô hình từ thâm canh đến siêu thâm canh, việc cung cấp thức ăn và các chất dinh dưỡng bổ sung khác là rất quan trọng để tôm được phát triển một cách tối ưu. Đảm bảo cung cấp thức ăn phù hợp với từng giai đoạn của tôm, cả về số lượng và thành phần dinh dưỡng.

Lấy mẫu thường xuyên

Để theo dõi sự tăng trưởng và xác định xem tôm có phát triển tối ưu hay không, người nuôi có thể tiến hành lấy mẫu tôm thường xuyên. Việc lấy mẫu này rất hữu ích không chỉ phản ánh kích thước, trọng lượng tôm mà còn giúp người nuôi đánh giá được tính trạng tôm, tính trọng lượng cơ thể trung bình, tính tỷ lệ sống sót, tính sinh khối tô và đánh giá được điều kiện đáy ao.

Việc lấy mẫu thường được tiến hành định kỳ từ khi tôm giống được thả vào ao cho đến trước khi thu hoạch một thời gian ngắn. Người nuôi có thể sử dụng nhiều biện pháp để thu thập tôm, sau đó tôm được kiểm tra và thử nghiệm thực tế trong phòng thí nghiệm.

PDT