TIN THỦY SẢN

Bảo vệ ao nuôi tôm trước nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa lũ

Lũ lụt có thể khiến tôm thoát khỏi ao một cách hỗn loạn, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi Nhất Linh

Mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra khiến hoạt động nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nguy cơ cao về thay đổi môi trường, bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại đến tôm nuôi. Do đó, bà con cần có những giải pháp thích ứng, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Lũ lụt là một thách thức nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hoạt động nuôi tôm. Tác động của lũ lụt đối với ao nuôi tôm không chỉ giới hạn ở những tổn thất này mà còn bao gồm các khía cạnh sau: 

Cơ sở hạ tầng ao nuôi bị phá vỡ: bao gồm mạng lưới thủy lợi và bờ đê, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xây dựng ao. 

Chất lượng nước trong ao không ổn định, gây căng thẳng cho tôm và làm gián đoạn sự phát triển của chúng. 

Chi phí vận hành tăng do phải sửa chữa cơ sở hạ tầng và thực hiện các biện pháp quản lý nước chuyên sâu hơn. 

Chất lượng tôm thu được từ ao nuôi suy giảm, dẫn đến giá bán và thu nhập của người nuôi giảm. 

Tăng mật độ mầm bệnh và nguy cơ bệnh trên tôm do sự xuất hiện của nước lũ mang theo các vi sinh vật có hại cho tôm. 

Chiến lược quản lý tình trạng ngập lụt ao tôm 

Lắp đặt lưới 

Lắp lưới xung quanh ao là một phương pháp hiệu quả nhằm ngăn tôm bị dòng nước lũ cuốn trôi. Có thể lắp lưới rộng 1-1,5 mét và buộc chặt để chịu được áp lực của dòng nước lũ mạnh, giữ tôm bên trong ao. 

Bờ ao là phần quan trọng trong việc giữ nước và tôm trong ao. Bờ ao phải đắp cao hơn mực nước mưa ít nhất 0,4 - 0,5m. Ảnh: tepbac.com 

Tăng cường hệ thống thoát nước 

Hệ thống thoát nước, tương tự như hệ thống tràn, có thể được thực hiện bằng cách tạo các kênh thoát nước trên bờ kè để dẫn nước thừa ra khỏi ao. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả nếu lũ lụt chỉ xảy ra ở một số phần nhất định của ao. 

Rải vôi 

Sử dụng vôi là bước quan trọng để duy trì độ pH cân bằng trong nước, do nước mưa có tính axit nên khi vào ao sẽ làm giảm pH, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm nuôi. 

Thu hoạch sớm 

Thường xuyên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp thu hoạch tôm nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm trước khi mưa bão xảy ra, giúp hạn chế thất thoát và thiệt hại do lũ tác động đến ao nuôi. 

Tăng cường kiểm tra ao tôm vào ngày mưa bão. Ảnh: Tép Bạc

Quản lý ao sau mưa bão 

Sau khi lũ xảy ra, cần phải thực hiện ngay các biện pháp quản lý phù hợp để khôi phục tình trạng ao nuôi. Bằng cách: 

Kiểm tra ao nuôi 

Trước tiên, cần tiến hành đánh giá toàn diện để xác định vị trí ao nuôi tôm có còn phù hợp để nuôi tôm hay không. Nếu không, người nuôi cần cân nhắc di dời ao nuôi đến nơi an toàn hơn, tránh xa nguy cơ lũ lụt. 

Kiểm tra hệ thống thoát nước 

Các cửa xả, là các kênh dẫn nước ra khỏi ao, cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không có tắc nghẽn nào có thể cản trở dòng nước chảy ra khỏi ao. Việc vệ sinh cửa xả nên được thực hiện ít nhất một lần/tháng để ngăn ngừa sự tích tụ của bùn, đất. 

Gia cố bờ ao 

Gia cố, nâng cao bờ ao là một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn nước lũ tràn vào ao. đồng thời ngăn tôm khỏi áp lực nước và ngăn chúng thoát ra khỏi ao. 

Lắp đặt hệ thống rút nước tầng mặt 

Có thể lắp đặt hệ thống này để hỗ trợ thoát nước thừa ra khỏi ao khi nước đã đạt đến giới hạn tối đa. Lưu ý, hệ thống này chỉ có hiệu quả nếu nước tràn vào ao chứ không phải khu vực xung quanh. 

Cải thiện chất lượng nước 

Để phục hồi chất lượng nước bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, cần phải bón vôi, thay nước, sử dụng hệ thống quạt nước, máy sục khí để tăng cường oxy hòa tan trong nước. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước như lọc cơ học và sử dụng men vi sinh để ổn định màu nước, pH, giảm độ lợn cợn và tạp chất trong nước.  

Biện pháp phòng tránh  

Lựa chọn địa điểm nuôi thích hợp 

Chọn địa điểm canh tác ở vùng ven biển có biên độ thủy triều 2 - 3m, có thành phần cơ giới đất sét hoặc sét pha cát với hàm lượng cát dưới 20%, cách bờ biển 50 - 150m, có vành đai xanh làm vùng đệm là rừng ngập mặn. 

Sử dụng lịch thủy triều 

Sử dụng lịch thủy triều để dự đoán và điều chỉnh chu kỳ canh tác theo thời kỳ thủy triều cao, từ đó dự đoán được nguy cơ lũ lụt tiềm ẩn. 

Lắp đặt máy bơm nước 

Lắp đặt máy bơm nước để kiểm soát mực nước trong ao, ngăn ngừa nguy cơ ngập lụt. 

Cần phải thực hiện ngay các biện pháp quản lý phù hợp để khôi phục tình trạng ao nuôi. Ảnh: Tép Bạc

Thường xuyên vệ sinh hệ thống thoát nước 

Tiến hành vệ sinh các kênh đầu vào và ra của ao, ít nhất một lần/tháng và kiểm tra định kỳ để đảm bảo nước chảy thông suốt. 

Gia cố công trình ao nuôi 

Xây dựng ao có trang bị các rào chắn chắc chắn để chịu được áp lực nước và tránh tình trạng thất thoát. 

Xây dựng nền đất bên dưới ao 

Tạo lớp đất nền hiệu quả để ngăn ngừa hiện tượng phồng rộp nhựa khi xây dựng công trình ao hồ trong mùa lũ. 

Nhất Linh