Có nên thay nước cho ao tôm mỗi ngày?
Trong nuôi tôm, nguồn nước thể hiện rất nhiều dấu hiệu để có thể nhận biết tình trạng sức khỏe tôm. Vì vậy, việc thay nước cho tôm là một trong những công việc quan trọng của người nuôi. Bà con cần chọn lộ trình thay nước ao nuôi nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao nhất.
Nhận biết ao nuôi cần thay nước
Thay nước cho ao nuôi tôm cần đúng thời điểm thích hợp, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính chất cũng như môi trường nước ao nuôi. Vì vậy, bà con chỉ nên tiến hành thay nước ao nuôi tôm khi môi trường nước ao nuôi kém, biểu hiện qua việc:
- Nước ao đục, do ao nuôi chứa nhiều phèn, chất thải. phân tôm, xác tôm,…
- Ao nuôi nhiều tảo, lượng tảo dày đặc sẽ cản trở oxy của tôm, làm tôm chậm sinh trưởng, phát triển kém.
- Nồng độ NH3, NO2, H2S trong ao nuôi vượt ngưỡng cho phép. Tôm xuất hiện tình trạng bơi lờ đờ, tấp mé bờ và chết rải rác.
Mục đích của việc thay nước
- Tăng cường độ trong của nước ao nuôi.
- Cung cấp hàm lượng muối, dinh dưỡng tảo phát triển.
- Tăng hàm lượng oxy.
- Điều chỉnh pH, giảm chất độc H2S, NH3 phân hủy do thức ăn thừa.
- Kích thích tôm lột xác.
Hướng dẫn thay nước cho ao tôm và những lưu ý cần quan tâm
Trước khi thay nước mới vào ao, bà con cần xử lý nước ở ao lắng rồi mới tiến hành cấp thêm vào ao. Tại ao lắng, bà con nên dùng các biện pháp lọc nước, xử lý các mầm bệnh, các động vật nhuyễn thể gây hại như ốc đinh, chem chép,...
Có thể sử dụng Clorine liều 30 kg/1000 m3 chạy quạt liên tục đến khi hết dư lượng Clorine thì tiến hành bơm vào ao nuôi. Lúc này có thể sử dụng túi lọc một lần nữa để đảm bảo đã lọc sạch nước.
Lưu ý, trước khi thay nước bà con cần kiểm tra các chỉ tiêu môi trường như oxy hòa tan, pH, độ mặn, độ trong, nhiệt độ, khí độc trong ao. Nếu chúng ở ngưỡng bình thường theo quy định thì có thể thay nước ngay.
Nên thay nước từ từ và thực hiện nhiều lần, cẩn thận tránh tôm bị sốc môi trường.
Kiểm soát các sinh vật phù du trong ao nuôi cũng là một lưu ý quan trọng trong quá trình thay nước. Quan trọng nhất là khi nồng độ pH trong ao cao thì không nên tiêu diệt sinh vật du.
Thông số | Chỉ số cho phép | Chú thích |
Độ pH môi trường | 7.5-8.3 | Dao động trong ngày <0.5 |
Độ kiềm | 80ppm (CaCO3) | Tùy thuộc độ pH dao động |
Độ mặn | 10-25%o | Dao động trong ngày <5%o |
Độ hòa tan, DO | 4-6ppm | Không dưới 3.5ppm |
Độ trong | 30-50cm | |
Khí H2S | <0.003ppm | |
NH3 không bị ion hóa | <0.1ppm | Độc hơn khi độ pH thấp |
Nhiệt độ | 25-30oC | Khi độ pH cao, nhiệt độ cao |
Thông số chỉ tiêu môi trường nước ao tôm
Cách giữ nước luôn sạch trong suốt vụ nuôi
Ổn định các thông số chất lượng nước
Có nhiều thông số quyết định chất lượng nước trong ao nuôi tôm. Đảm bảo những thông số này luôn trong ngưỡng cho phép là một bước quan trọng trong duy trì chất lượng nước. Phạm vi lý tưởng cho mỗi thông số có thể khác nhau dựa trên vị trí hoạt động, khí hậu, cơ sở hạ tầng và thiết bị. Để duy trì các thông số đạt tiêu chuẩn, việc kiểm tra đo lường thường xuyên hết sức quan trọng.
Tỷ lệ các ion trong nước
Thành phần ion có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình lột xác và hình thành lớp vỏ mới cho tôm. Để duy trì sự phát triển của tôm, tỷ lệ Na:K:Mg phải được cân đối.
Mức độ ảnh hưởng của chất Nito và Photpho
Các chất dinh dưỡng mà tôm hấp thụ đều đến từ thức ăn. Trong đó, tôm không thể tiêu thụ các nguồn chất nitơ và photpho và cuối cùng tích tụ trong ao. Đây là nguyên nhân giúp tảo có cơ hội phát triển với mật độ dày và gây nở hoa trong ao. Điều này làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó tảo cũng tiêu hao một lượng lớn oxy, khiến tôm chết hàng loạt.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước và chúng sẽ gây ra mức ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Bà con cần nên có các biện pháp thích hợp với ao nuôi chứ hoàn toàn không giống nhau. Có thể thay nước thường xuyên hoặc chỉ 1 – 2 lần trong vụ nuôi. Thậm chí có thể không cần thay mà chỉ cần sử dụng các biện pháp xử lý nước.