TIN THỦY SẢN

Con cá lạ ở Khánh Hoà là cá hỏa tiễn

Con cá lạ “đầu sấu, vảy rắn” là loài cá sấu hỏa tiễn được một số người nhập về từ nước ngoài vào Việt Nam để nuôi cảnh trong bể kính.

Cá hỏa tiễn (Ảnh: Internet)

Liên quan đến vụ con cá lạ “đầu sấu, vảy rắn” do ngư dân Võ Văn Rỡ, trú ở xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã bắt được sáng 14/6, trong khi giăng lưới trên sông Quán Trường như Báo CAND đã đưa tin, ngày 18/6, Phó giáo sư, Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết, có đủ cơ sở để khẳng định đó là loài cá sấu hỏa tiễn (Spotted gar - Lepisosteus oculatus).

Đây là cá nước ngọt có nguồn gốc và phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, loài cá Spotted gar còn có tên gọi cá nhái đốm.

Một số người đam mê thú chơi cá cảnh đã đưa loài cá này du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam để nuôi cảnh trong bể kính. Cá sấu hỏa tiễn đã có mặt trong khu du lịch Vinpearl Nha Trang

Cá hỏa tiễn là cá cảnh thuộc bộ Cypriniformes, họ Cyprinidae, có tên khoa học là Balantiocheilos melanopterus, sở dĩ chúng có tên gọi là cá hỏa tiễn vì có hình dạng cân đối, thon dài và bơi lội cực kỳ nhanh nhẹn, lao vút như mũi tên trong nước. Đây là loài cá ăn động vật, đặc biệt chúng rất thích ăn mồi sống di động (Frank, 1972). Thức ăn có thể sử dụng trong quá trình nuôi là cá con, cung quăng, trùn chỉ, tép bò. Ở cỡ nhỏ, cá ăn nhiều cung quăng, trùn chỉ, càng lớn cá càng thích ăn cá con. Khi cá đạt cỡ trên 8cm cho ăn cá con là thích hợp nhất và có thể thỏa mãn cả hai điều kiện về màu sắc và tăng trưởng của cá.

Theo Báo CAND