Điểm qua danh tính sinh vật dài nhất đại dương
Siphonophore một sinh vật dài đáng kinh ngạc gần 50m, xấp xĩ bằng một tòa nhà 11 tầng. Phát hiện này được một nhóm nghiên cứu tìm thấy ở độ sâu 600m bên dưới vùng biển Tây Úc. Mang lại những cảm giác kì thú về những sinh vật mới lạ trong lòng đại dương.
Siphonophorae là gì
Siphonophorae hay bộ Thủy tức ống là một bộ bao gồm những sinh vật sống ở biển trông giống như sứa, thuộc lớp thủy tức (Hydrozoa) của phân ngành sứa (Medusozoa) trong ngành thích ty bào Cnidaria. Mặc dù thủy tức ống (Siphonophorae) có thể trông giống như một sinh vật riêng lẻ, nhưng trên thực tế là một sinh vật quần lạc là một quần thể tập hợp chung của nhiều cá thể nhỏ, bao gồm các cá thể medusa và polyp chuyên biệt về mặt hình thái và chức năng.
Các cá thể là các đơn vị đa bào phát triển từ một trứng được thụ tinh và kết hợp với nhau để tạo ra các quần lạc chức năng có thể sinh sản, tiêu hóa, trôi nổi, duy trì vị trí cơ thể và sử dụng chuyển động phản lực để di chuyển. Hầu hết các quần lạc là những sinh vật nổi, dài, mỏng và trong suốt sinh sống trên bề mặt biển khơi.
Tuy sống riêng lẻ những chúng luôn cùng nhau góp phần vào cả quần thể để tồn tại, cùng nhau thực hiện chức năng sinh tồn. Cũng giống như các loài thủy tức khác, một số thủy tức ống phát ra ánh sáng để thu hút và tấn công con mồi.
Gần đây một nhóm nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu hải dương Schmidt đã ghi nhận được một sinh vật dài đến gần 50m, gần bằng một tòa nhà 11 tầng. Nó khiến họ ngỡ ngàng vì tưởng đó là một sinh vật ngoài Trái đất. Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã sử dụng thiết bị điều khiển từ xa ROV do thám khu vực hẻm núi Ningaloo, ở độ sâu 600m bên dưới vùng biển Tây Úc và phát hiện ra chúng.
Theo TS. Nerida Wilson từ Bảo tàng Tây Úc - đơn vị hợp tác nghiên cứu “Lúc đầu tôi cứ tưởng chúng là vật thể ngoài Trái đất” bởi chiều dài này hơn hẳn kích thước của cá voi xanh khi tính đến nay, con cá voi xanh lớn dài nhất được ghi nhận chỉ khoảng 30m. Một số phát hiện trước cho thấy những Siphonophore dài nhất cũng chỉ đến 30m. Phát hiện này khiến không ít nhà sinh vật học trên thế giới bất ngờ. PGS Rebecca Helm, Đại học Bắc Carolina Asheville, cho biết “trước đây chỉ thấy những Siphonophore dài 20cm hoặc 1m, tuy nhiên kỷ lục lần này quá lớn, trông không khác một loài thú săn mồi”.
Một số loài Siphonophore điển hình
Apolemina uvaria hay còn được biết đến với tên dây thép gai, là loài sống ở sâu dưới đáy biển. Dài khoảng 3m đường kính 2 - 5cm sinh vật này còn sở hữu một chuổi xúc tu màu hồng, trắng co cụm lại với nhau. Khi bị quấy rầy, chúng trở nên cáu kỉnh chúng đổi màu xanh lá hoặc xanh sám. Ngoài ra, toàn bộ xúc tu được giấy ở phần phía trước của bụng và sẽ bung ra khi nhắm được con mồi. Khi phát hiện động vật giáp xác hay cá nhỏ những xúc tu này phát sáng và thay đổi màu liên tục nhằm thu hút đối phương ngay khi con mồi vào tầm ngắm, những xúc tu sẽ bật tung, đồng thời tiêm một chất vào cơ thể khiếm con mồi tê liệt.
Physalia physalis là một phân loài siphonophores, cư trú nhiều tại vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới của thái bình dương, ấn độ dương, đại tây dương và phía bắc dòng hải lưu gulf stream. Chúng bề ngoài giống như sứa nhưng không phải là sứa, chúng không phải là một cá thể đơn mà là một quần thể bao gồm nhiều cá thể nhỏ gọi là zooids. Loài này thường có màu xanh đậm, trong suốt như chiết giấy bóng kính với cánh buồm cứng nhỏ ở phía trên giúp đoán gió và di chuyển trên mặt biển. Kích thước trung bình của chúng dài khoảng 9 - 30cm khi kéo giản cơ thể lên tới 15cm trên mặt nước. Đặc biệt hơn sinh vật này là loài ăn thịt chúng ăn sinh vật phù du bằng những xúc tu chứa chất độc. Khi phát hiện con mồi, chúng sẽ tiếp cần và phóng những zooids của chúng ra thật nhanh và khéo léo, đồng thời kéo con mồi về phía mình. Lượng chất độc mà loài này phóng ra chỉ đủ hạ gục con mồi chứ không gây hại cho con người.
Marrus orthocanna là một loài sứa ống sống ở biển, là một động vật sống theo quần thể gồm một động vật tổ hợp phức tạp các zooids. Chúng thường cư trú ở vùng nước bắc cực, bắc băng dương, tây thái bình dương, bắc đại tây dương ở độ sâu 200 - 800m ở dưới biển. Độ sâu nhất mà các chuyên gia phát hiện được ở loài này là khoảng 2000m và khoảng nhiệt độ nước 4 độ C, khó có ánh sáng từ mặt nước sâm nhập vào môi trường sống của chúng. Marrus orthocanna dài từ 1,8 - 2m, bơi một cách độc lập giữa đai dương, tất cả cơ thể xếp theo một dây trụ dài.
Dọc theo dây trụ dài là các cơ thể dinh dưởng và sinh sản. Trong đó, một đầu là phao nổi, phần sau cơ thể là các chuông bơi có màu đỏ. Cấu tạo chuông sẽ giúp chúng đi chuyển nhanh và chính xác. Khi chúng co lại nước bị phóng ra ngoài tạo lực đẩy giúp cá thể sứa tiến xa hơn. Sự phối hợp nhip nhàng giúp Marrus orthocanna di chuyển trái phải một cách dễ dàng.
Tóm lại, với những điều trên đã cho chúng ta có những góc nhìn bao quát hơn về các loài thủy sinh vật. Đem lại cho chúng ta nhiều điều hay, kiến thức bổ ích. Khơi gợi đam mê tìm hiểu thế giới muôn màu muôn vẻ và chinh phục những đại dương bao la.