TIN THỦY SẢN

Dùng cao lanh thay thế kháng sinh trị bệnh cho cá

Cao lanh - nguyên liệu hữu ích trong nuôi trồng thủy sản TRỊ THỦY Lược dịch

Báo cáo mới đây vừa cung cấp thêm bằng chứng cho thấy hiệu quả trị bệnh trên cá khi sử dụng cao lanh.

Cao lanh là gì


Hình ảnh cao lanh dưới kính hiển vi điện tử (trái)

Cao lanh (Kaolin) là một loại đất sét màu trắng, bở, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit, thạch anh,...được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như gốm, mỹ phẩm, dược phẩm..

Công thức hóa học kaolinit Al2O3.2SiO2.2H2O hoặc Al4(OH)8Si4O10 do đó khi gặp nước, kaolin dính dẻo, dễ định hình. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, loại đất sét này lại thành thể rắn. Chất lượng và khả năng sử dụng của cao lanh phụ thuộc vào thành phần hoá học, đặc điểm cơ lý và thành phần khoáng vật của chúng.

Ứng dụng cao lanh trong nuôi trồng thủy sản

Cao lanh có 3 ứng dụng chính trong nuôi trồng thủy sản:

Sử dụng khử trùng nước: nhiều hệ thống nuôi đã bổ sung cao lanh vào hệ thống lọc giúp khử trùng nguồn nước cấp và loại bỏ mầm bệnh.

Sử dụng trị bệnh cho cá:Các nghiên cứu trước đây cho thấy khi bổ sung cao lanh vào thành phần thức ăn có thể giúp cá nuôi tăng cường khả năng chuyển hóa và phòng chống được bệnh Columnaris gây ra bởi vi khuẩn gây bệnh vi khuẩn Flavobacterium columnare (Beck BH và cộng sự, 2015). Đồng thời chúng có khả năng giúp cá nheo Mỹ phòng các tác nhân gây bệnh trong giai đoạn cá giống.

Tổng hợp zeolit từ cao lanh: Ở Việt Nam nhóm nghiên cứu TS Tạ Ngọc Đôn đã sử dụng những tác nhân hữu cơ để phá vỡ cấu trúc cũ của cao lanh, sau đó xúc tiến kết tinh lại theo cấu trúc mới của từng loại zeolit cho phù hợp với mục đích sử dụng. Trong nuôi trồng thuỷ sản: Zeolit được cung cấp định kỳ sẽ hút chất thải từ phân bón, các hợp chất hữu cơ, kim loại trong môi trường nước, giúp làm sạch môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

Một nghiên cứu về ảnh hưởng của Cao lanh đối với tốc độ tăng trưởng, huyết học và phản ứng miễn dịch ở cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila được báo cáo bởi các nhà khoa học Ấn Độ. 

Sử dụng cao lanh trị Aeromonas hydrophila trên cá


Vi khuẩn Aeromonas hydrophyla là một tác nhân gây bệnh không xa lạ đối với hoạt động nuôi cá nước ngọt của người dân. Đây là một loài vi khuẩn bản địa, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát và gây bệnh cho cá. Vì vậy các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào khía cạnh tăng cường sức đề kháng của cá nhằm đấu tranh với mầm bệnh một cách mạnh mẽ.

Cả hai nhóm cá bị nhiễm và không nhiễm bệnh do A. hydrophyla đều được cho ăn với chế độ ăn có chứa kaolin, tỷ lệ sử dụng protein (PER) và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) sẽ được đánh giá. 

Kết quả cho thấy tỷ lệ sống là 98,3% đối trong nhóm với đối chứng và không nhiễm bệnh với chế độ ăn cao lanh 2g/kg, trong khi đó 95% không bị nhiễm bệnh khi ăn với 1g/kg thức ăn. 

Khi so sánh hai nhóm nhóm cá, tỷ lệ bạch cầu lympho và globulin tăng lên ở nhóm cá được ăn bổ sung cao lanh, giúp cho hoạt động miễn dịch không đặc hiệu được diễn ra một các mạnh mẽ. Mức Ig huyết thanh tăng lên đáng kể ở nhóm cá khi cho ăn 1 - 3g cao lanh/kg thức ăn, giúp các kháng thể nhận diện và hoạt động hữu hiệu hơn. Hơn nữa, hoạt tính SOD (superoxide dismutase) trong huyết thanh tăng đáng kể ở nhóm  cá ăn 2g/kg. Hoạt động bổ trợ cũng được cải thiện đáng kể ở cả hai nhóm khi cho ăn 1 và 2g/kg thức ăn.

Các kết quả hiện tại cho thấy cá được nuôi bằng chế độ ăn bổ sung cao lanh giúp tăng cường tốc độ tăng trưởng, các chỉ số huyết học, đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi nhằm chống lại nhiễm trùng Aeromonas hydrophila. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, trong đó cao lanh là một nguồn nguyên liệu dồi dàu. Nghiên cứu này của các nhà khoa học Ấn Độ cung cấp bằng chứng khoa học về hiệu quả sử dụng của nguyên liệu phổ biến và thông thường này có thể ứng dụng vào tương lai của ngành sản xuất thức ăn thủy sản.

TRỊ THỦY Lược dịch