EHP làm tăng tỷ lệ nhiễm Vibrio gây ra bệnh EMS trên tôm
Nghiên cứu chứng minh Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một yếu tố nguy cơ cho hoại tử gan tụy cấp (AHPND) cho tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei.
* Chú thích hình: (A-F) nhuộm H & E mô gan tụy. (G-I) Sự có mặt của chất kết tủa màu xanh đậm chỉ ra sự hiện diện của EHP. (A-C) Nhuộm H & E ở tôm sạch gây nhiễm AHPND ở 0h (A), 6h (B), 12h (C); (D-F) nhuộm H & E ở nhóm 3 và nhóm 4 ở 0h (D), 6h (E), 12h (F)
Hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trên tôm
Từ năm 2003, EHP đã được báo cáo trên tôm sú Penaeus monodon được nuôi ở Thái Lan. Những con tôm này đã có biểu hiện hội chứng chậm lớn (MSGS) và đồng nhiễm các mầm bệnh cơ hội như bệnh còi (monodon baculovirus - MBV). Dấu hiệu chính của bệnh do EHP là tôm chậm phát triển (Sritunyalucksana và cộng sự, Newman, 2015), dẫn đến sự biến đổi về kích thước. Trong một giai đoạn tiến triển hơn, tôm nhiễm EHP thường biểu hiện vỏ mềm, giảm lượng ăn và đường ruột bị rỗng.
Trong giai đoạn 2009-2012, một loại bệnh mới xuất hiện gọi là bệnh hoại tử tụy cấp tính (AHPND) còn được gọi là "Hội chứng chết sớm (EMS)" bắt đầu gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong hầu hết các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Mexico (Lightner và cộng sự, 2012, Tran et al., 2013, Flegel, 2012, Leaño và Mohan, 2012) và sau đó là Philipine ( Leobert và cộng sự, năm 2015).
Trong một số trường hợp, AHPND đã được báo cáo về đồng nhiễm với EHP (Ha và cộng sự, 2010, FAO, 2015, Chang, 2016).
Các tác nhân gây bệnh của AHPND được xác định là vi khuẩn Vibrio bao gồm Vibrio parahaemolyticus (Han và cộng sự, 2015, Lee và cộng sự, 2015), V. campbellii (Han và cộng sự, 2016) và V. harveyi (Kondo và cộng sự, 2015) tất cả chúng có chứa một độc tố nhị phân PirABvp. AHPND xuất hiện trong vòng 20 đến 30 ngày đầu tiên của quá trình nuôi, gây tử vong lên đến 100% trong các trường hợp nặng. Trong giai đoạn cấp tính, gan tụy bị teo nhỏ cho thấy sự thoái hóa biểu mô ống. Ở giai đoạn đầu, gan tụy cho thấy sự liên kết giữa các tế bào, kết hợp hemocytic, nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng gan tụy và nhiễm trùng Vibrio thứ phát (Lightner và cộng sự, 2012; Tran và cộng sự, 2013).
Dựa trên thực tế EHP đã ảnh hưởng đến ngành nuôi trồng thuỷ sản trước khi xảy ra sự bùng phát AHPND, có thể EHP góp phần làm tăng AHPND và các bệnh do vi khuẩn như SHPN. Để xác định mối quan hệ giữa EHP với AHPND và SHPN, nhóm nghiên cứu đã đánh giá yếu tố nguy cơ của EHP với các bệnh này.
Thí nghiệm
Có 4 nhóm tôm:
Nhóm 1: Tôm sạch bệnh
Nhóm 2: Tôm nhiễm EHP
Nhóm 3: Tôm sạch bệnh lây nhiễm ANPND Vibrio paraheamolyticus
Nhóm 4: Tôm đã được lây nhiễm EHP + lây nhiễm thêm Vibrio paraheamolyticus
Kết quả:
Tỷ lệ tử vong sau 6h của các nhóm tôm thí nghiệm: Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 18%, nhóm 3: 44%, nhóm 4: 60%
Các kết quả nhiễm thực nghiệm cho thấy rằng nhóm lây nhiễm kết hợp EHP-AHPND có tỷ lệ chết cao hơn (60 và 44%) so với nhóm lây nhiễm AHPND (0 và 18%). Các dấu hiệu bệnh lý của nhóm tôm nhiễm AHPND so với nhóm tôm nhiễm EHP-AHPND được so sánh sau 12 giờ đầu tiên. Kết quả cho thấy lây nhiễm,có đến 57% gan tụy của nhóm EHP-AHPND bị nặng hoại tử và bong tróc, trong khi đó nhóm nhiễm AHPND có gan tụy bị hoại tử tương tự như nhóm tôm nhiễm EHP-AHPND chỉ có 11% . Điều này cho thấy rằng tôm nhiễm EHPcó tính nhạy cảm cao hơn tôm chỉ bị nhiễm AHPND
So sánh đường cong tỷ lệ sống giữa nhóm AHPND không bị EHP so với nhóm AHPND bị nhiễm EHP
Kết luận
Nghiên cứu trên cho thấy, thông qua hai phương pháp độc lập chứng minh rằng có sự liên quan giữa SHPN và EHP. Những phát hiện này gợi ý rằng tôm nhiễm EHP là một yếu tố nguy cơ cho cả bệnh AHPND và SHPN.
Nghiên cứu của: Luis Fernando Aranguren ⁎, Jee Eun Han, Kathy F.J. Tang